Móng nhà là kết cấu quan trọng, trực tiếp góp phần vào việc nâng đỡ tải trọng của công trình xây dựng bên trên. Hiện nay, có 4 loại móng công trình phổ biến là móng đơn, móng cọc, móng băng hay móng bè. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và so sánh 2 loại móng phổ biến là móng băng và móng bè. Cùng tham khảo nhé!
Móng băng và móng bè là gì?
Móng băng là gì?
Móng băng là loại móng dầm nằm bên dưới các bộ phận chịu lực của công trình như tường, trụ hoặc cột. Loại móng này thường có dạng một dải dài. Các dải móng băng chạy độc lập hoặc song song hoặc giao nhau hình chữ thập.
Khi sử dụng móng băng trong công trình, lực của toà nhà bên trên sẽ được chia đều cho lớp móng nếu tâm của các bộ phận chịu lực trùng với tâm của móng băng.
Móng băng được chia làm nhiều loại với nhiều tiêu chí khác nhau.
- Xét về vật liệu, có 2 loại móng băng là móng băng gạch và móng bê tông cốt thép.
- Xét về phương hướng, móng băng có 2 loại là 1 phương và 2 phương. Trong đó móng 1 phương là các đường móng chạy song song với nhau theo 1 chiều của công trình thi công, Móng 2 phương được sử dụng nhiều hơn với thiết kế là các đường móng giao nhau theo 2 phương chiều rộng và chiều dài của công trình.
- Xét về độ cứng, móng băng có 3 loại là móng cứng, móng mềm và móng kết hợp. Trong đó móng càng có nhiều thép càng là móng mềm.

Xem thêm: Tổng quan về giằng móng là gì, vai trò, cách tính toán
Đà kiềng là gì? Vai trò và sự khác biệt giữa đà kiềng và giầm móng?
Móng bè
Móng bè là loại móng toàn diện được trải đều ra bề mặt đất. Loại móng này là loại móng nông, phù hợp với những công trình thấp tầng và tải trọng nhỏ như nhà cấp 4.
Khi sử dụng móng bè, tải trọng của toàn bộ công trình sẽ được truyền đều xuống kết cấu móng, và sau đó là phân bổ đều ra nền đất. Do đó, móng bè sẽ phù hợp sử dụng cho những công trình có nền đất yếu.
Đây là phương pháp làm móng nhà an toàn được sử dụng rất nhiều bởi ưu điểm phân bổ đều trọng lượng của công trình lên kết cấu sàn.

Ưu nhược điểm của móng băng và móng bè
Để giúp bạn hình dung rõ hơn về ưu nhược điểm của móng băng và móng bè, mời bạn tham khảo bảng dưới đây:
Móng băng | Móng bè | |
Ưu điểm | – Giúp truyền tải trọng của công trình xuống đều cho cọc bê tông bên dưới.
– Giảm áp lực đáy móng cho công trình. – Giảm hiện tại các cột lún không đều. – Phù hợp với các công trình có nền xấu. |
– Truyền đều tải trọng công trình xuống toàn bộ sàn
– Tiết kiệm chi phí (thi công, thiết kế) do chiều sâu móng nông. – Thích hợp với các công trình có nền đất tốt, các lớp địa tầng ổn định. |
Nhược điểm | – Không phù hợp cho các công trình có nền đất bùn yếu.
– Do là móng nông nên có khả năng bị lật, trượt khi momen lực ngang cao. – Yêu cầu thi công phức tạp hơn nếu công trình có mực nước nằm sâu bên dưới. – Sức chịu tải cũng không lớn do móng nông và do các lớp đất ở phía trên yếu. |
– Móng bè dù phù hợp với nền đất yếu nhưng yêu cầu sự ổn định.
– Móng dễ bị lún và khi lún thì không thể trở về kết cấu ban đầu do lớp nền đàn hồi kém. – Lớp móng bè nông nên dễ bị ảnh hưởng bởi sự thoát nước ngầm, động đất, mưa gió,… |
Xem thêm: [Kinh nghiệm & Chi phí] Làm móng nhà cấp 4 nên chọn loại nào?
Kết cấu và cách bố trí của từng loại
Kết cấu móng băng và cách bố trí thép móng băng
Kết cấu móng băng bao gồm:
- Lớp móng lót bằng bê tông có độ dày là 100mm. Các lớp móng lót chạy liên tục và liên kết với nhau thành một khối, được gọi là dầm móng.
- Bản móng với kích thước phổ thông là chiều rộng 900mm – 1200mm. Chiều cao của bản móng khoảng 350mm. Thép sử dụng cho bản móng phổ thông là thép Φ12a150 (thép phi 12 với khoảng cách các thanh là 150mm).
- Dầm móng phổ thông với kích thước là 300mm (chiều cao) x 500mm – 700mm (chiều rộng). Trong đó thép dùng cho dầm móng thông thường là thép dọc 6Φ(18-22) (tùy vào từng công trình) và thép đai Φ8a150.

Cách bố trí móng băng:
- Tiến hành đào móng với độ sâu từ 1,5m – 2m. Lưu ý đầm kỹ đáy móng để tránh tình trạng bị lún sau này, làm xê dịch cả công trình.
- Đổ lớp móng lót bê tông dày 100mm.
- Chuẩn bị thép với kích thước như yêu cầu. Hàn và nối thép kỹ càng.
- Kê thép bằng con kê bê tông, dựng ván khuôn và tiến hành đổ bê tông. Cuối cùng là đầm bê tông thật kỹ để tránh bị hở thép gây rỉ sét.
Kết cấu móng bè và cách bố trí thép móng bè
Kết cấu móng bè bao gồm:
- Lớp sàn bê tông thông thường sẽ có độ dày 100mm. Độ dày của sàn dao động tùy theo độ chịu lực của đất nền.
- Bản móng với chiều cao cơ bản là 3200mm. Thép dùng cho bản móng là thép phi 12a200 với 2 lớp.
- Dầm móng phổ thông có kích thước là 300mm x 700mm. Thép dọc Φ6a(20-22) và thép đai Φ8a150 là thép sử dụng cho dầm móng tiêu chuẩn.

Cách bố trí móng bè:
- Đào móng với kích thước như trên bản vẽ. Đổ lớp bê tông lót dày 100mm.
- Tiến hành đổ bê tông móng, xây tường móng.
- Chuẩn bị thép theo kích thước tiêu chuẩn và thực hiện đan thép 2 lớp.
- Tiến hành để bê tông giằng móng. Bê tông cần đổ theo từng lớp. Mỗi lớp dày khoảng 20 – 30cm. Lớp bê tông này đông kết thì đổ lớp bê tông tiếp theo.
- Sau quá trình thực thi, cần chú ý bảo dưỡng móng để đảm bảo chất lượng. Trước khi móng đủ ngày tuổi để đông kết và cho ra thành phẩm có chất lượng tốt nhất, cần liên tục giữ ẩm cho móng để tránh móng bị khô, nứt nẻ.
Hệ thống móng nền đóng một vai trò quan trọng giúp nâng đỡ toàn bộ công trình. Muốn công trình vững vàng và chất lượng thì móng nhà chính là khâu cần được đầu tư và chú trọng nhiều nhất. Cách tốt nhất để có được móng nhà chất lượng là tìm được đơn vị thi công móng nhà uy tín. Bạn hãy lưu ý tìm sự tư vấn kỹ càng từ những kỹ sư xây dựng nhiều chuyên môn.
Trên đây là những thông tin cơ bản về móng băng và móng bè mà chúng tôi cung cấp đến các bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về hai loại móng này, hoặc muốn được tư vấn chi tiết về các nguyên vật liệu xây dựng, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline/zalo 0923.575.999 hoặc qua khung chat của chính website này. Đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp đón bạn.