Dầm bê tông cốt thép là gì? Nguyên lý và Cấu tạo của dầm BTCT

Dầm bê tông cốt thép là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại cấu kiện này.

Thế nào là dầm bê tông cốt thép?

–   Trước khi tìm hiểu thông tin về dầm bê tông bạn cần nắm được dầm là gì và một số thông tin cơ bản về dầm.

–   Dầm là cấu kiện cơ bản nhất trong xây dựng, là thanh chịu lực (chủ yếu là lực uốn). Chúng có thể đặt nằm ngang hoặc nằm nghiêng có tác dụng đỡ các bản dầm, mái nhà ở phía trên.

–   Có nhiều loại dầm với nhiều loại chất liệu và kích thước khác nhau, tùy thuộc vào từng công trình.

–   Một số loại dầm phổ biến hiện nay có thể kể đến: dầm mái, dầm sàn, dầm cầu trục,… Dựa vào chức năng thì dầm được chia làm 2 loại là dầm chính và dầm phụ.

Xem thêm thông tin về bê tông cốt sợi

Hình minh họa dầm bê tông cốt thép
Hình minh họa dầm bê tông cốt thép

Vậy thế nào là dầm bê tông cốt thép?

Dầm bê tông cốt thép (BTCT) là một cấu kiện xây dựng gồm 2 bộ phận cấu thành là bê tông và cốt thép có dạng hình vuông hoặc hình chữ nhật.

Phần bê tông được tạo thành bởi hỗn hợp xi măng, đá và cát. Thép thường là sắt Fe, cacbon C cùng một số nguyên tố hóa học khác. Như vậy, cấu tạo dầm bê tông cốt thép bao gồm: cát, đá, xi măng và thép.

Dầm BTCT là vật liệu chịu nén hay chịu uốn?

Mỗi người thợ xây dựng đều phải nắm rõ vấn đề này. Dầm BTCT là cấu kiện xây dựng có khả năng chịu uốn. Dầm cũng chịu lực nén, tuy nhiên khả năng chịu lực nén của dầm thấp hơn.

Xem thêm: Giá ép cọc bê tông

Cấu tạo dầm bê tông cốt thép gồm những gì?

Như đã nói ở trên, dầm bê tông cốt thép được tạo thành từ bê tông (xi măng, cát, đá) và cốt thép.

Trong cốt thép gồm: cốt dọc chịu lực, cốt dọc cấu tạo, cốt đai và cốt xiên.

Bên trong mỗi dầm có 4 cốt dọc ở 4 góc với cốt đai, có thể có cốt xiên hoặc không.

Cấu tạo dầm BTCT
Cấu tạo dầm BTCT

Bộ phận cốt thép dọc là bộ phận chịu lực được sử dụng nhóm AII, AIII hoặc nhóm CII, có đường kính khoảng 12-40mm. Cốt đai là bộ phận chịu lực ngang nên đường kính tối thiểu là 4mm.

Lớp bảo vệ cốt thép Ao được tính từ độ dài mép ngoài bê tông đến mép cốt thép. Lớp bảo vệ cốt đai là Ao1 và lớp bảo vệ cốt dọc là Ao2. Lớp bảo vệ này có tác dụng bảo vệ cốt thép không bị rỉ sét.

Khoảng cách thông thủy To giữa hai cốt thép là khoảng cách từ mép cốt thép này đến mép cốt thép kia.

Ta có quy định về tiêu chuẩn kích thước như sau:

  • Khi h ≤ 25cm thì Ao1 ≥ 1cm ; Ao2 ≥ 1.5cm
  • Khi h > 25cm thì Ao1 ≥ 1.5cm ; Ao2 ≥ 2cm

Xem thêm: 1 khối đá bằng bao nhiêu kg? Bảng tra chi tiết cho từng loại đá khác nhau

Nguyên lý làm việc của dầm BTCT

Từ lúc mới đặt tải đến lúc phá hoại diễn biến hoạt động của dầm xảy ra như sau:

Khi tải trọng chưa lớn (ở mức khởi động) thì dầm còn nguyên vẹn. Nếu tăng tải trọng, ở đoạn dầm có mô men lớn sẽ xuất hiện các khe nứt thẳng góc với trục dầm, ở đoạn dầm gần gối tựa có lực ngang lớn sẽ xuất hiện khe nứt nghiêng.

Dầm sẽ bị phá hoại khi tải trọng lơn hơn mức chịu đựng của , tiết diện có khe nứt thẳng góc hoặc tiết diện có khe nứt nghiêng.

Khi đặt tải, độ võng của dầm sẽ tăng lên. Trạng thái giới hạn của dầm theo cường độ được diễn tả bằng sự phá hoại theo tiết diện thẳng góc hoặc theo tiết diện nghiêng.

Xem thêm:

Bản vẽ kết cấu dầm BTCT

Bản vẽ thi công dầm bê tông cốt thép hay các công trình khác đều có bản vẽ ván khuôn và bản vẽ cốt thép. Với những kết cấu không quá phức tạp có thể không cần bản vẽ ván khuôn.

Trong một bản vẽ kết cấu dầm BTCT bao gồm mặt chính và mặt cắt ngang. Bạn có thể xem hình minh hoạc dưới đây để dễ hình dung.

Bản vẽ kết cấu dầm BTCT
Bản vẽ kết cấu dầm BTCT

Lưu ý khi thiết kế dầm bê tông cốt thép

  • Trong bảng thống kê cần trình bày hình dạng và kích thước của cốt thép
  • Mỗi cốt thép đều được kí hiệu bằng một con số và được đặt trong vòng tròn
  • Số liệu cốt thép phải được đặt ở nơi dễ thấy nhất trên bản vẽ. Thông thường sẽ ghi ở nơi cốt thép xuất hiện lần đầu và có thể được nhắc lại ở nhiều nơi.
  • Thể hiện ký hiệu và kích thước cốt thép một cách đầy đủ
  • Tong trường hợp mặt cắt có hình dạng và kích thước giống nhau có thể ghi một lần ở một mặt cắt đại diện
  • Cần thể hiện và ghi chũ rõ ràng chiều dày lớp bê tông bảo vệ trên bản vẽ
  • Khi bố trí cần chú ý bảo đảm đủ yêu cầu về các khoảng hở của cốt thép.
  • Ghi chú số liệu cụ thể trong bản vẽ kết cấu dầm BTCT
Lưu ý khi thiết kế dầm bê tông cốt thép
Lưu ý khi thiết kế dầm bê tông cốt thép

Bảng thống kê là cơ sở để sản xuất ra các thanh cốt thép theo đúng yêu cầu thiết kế. Để việc cung cấp vật liệu trở nên chuẩn hơn, có thể đưa thêm các mục như tổng chiều dài, tổng trọng lượng của các thanh cốt thép .

Biện pháp thi công dầm sàn đúng tiêu chuẩn

Dưới đây biện pháp thi công dầm sàn đúng tiêu chuẩn, mời các bạn theo dõi

Bước 1: Lắp dựng hệ thống giàn giáo

Bước 2: Bắt đầu gia công, lắp dựng cốp pha

Bước 3: Tiến hành gia công, lắp dựng cốt thép

Bước 4: Lắp đặt điện nước âm sàn

Bước 5: Kiểm tra lại mọi thứ theo quy định và tiến hành đổ bê tông sàn

Trambetongtuoi.com – Địa chỉ cung cấp bê tông tươi và vật liệu xây dựng uy tín, chất lượng

Trambetongtuoi.com tự hào là đơn vị đi đầu trong sản xuất và cung cấp các loại dầm bê tông cốt thép tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Chúng tôi luôn hướng đến sự hợp tác lâu dài với các đối tác với mục đích sau cùng là tạo ra các dự án thành công, đảm bảo an toàn trong quá trình thi công.

Trạm bê tông tươi là đơn vị hợp tác quen thuộc của hàng nghìn công trình lớn nhỏ trên cả nước. Chúng tôi luôn cam kết mang đến cho khách hàng sự hài lòng với mức giá vô cùng hợp lý.

Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi trong bài viết này bạn đã có thêm các thông tin bổ ích về dầm bê tông cốt thép. Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:

Website: Trambetongtuoi.com

Hotline: 0853.852.386

Trả lời

0976 523 388