Biện pháp thi công ép cọc bê tông ly tâm

Quá trình thi công ép cọc bê tông ly tâm bao gồm những bước nào và cách thực hiện ra sao là vấn đề mà rất nhiều người quan tâm. Để Trạm bê tông tươi cùng các bạn đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Quy trình thi công ép cọc bê tông ly tâm tiêu chuẩn

Quy trình ép cọc bê tông dự ứng lực bao gồm những gì
Quy trình ép cọc bê tông dự ứng lực bao gồm những gì?

Quy trình thi công ép cọc bê tông ly tâm bao gồm rất nhiều giai đoạn. Mỗi giai đoạn đều đỏi hỏi thực hiện một cách nghiệm túc, sát sao để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.

Kiểm tra chất lượng đầu vào của cọc bê tông ly tâm

Về mặt hình dạng: 

Trên thân cọc phải ghi đầy đủ tên nhãn và cọc không bị khuyết tật chỗ nào.

Về mặt kích thước: 

+ Đo đường kính ngoài của cọc theo hai trục xuyên tâm thẳng góc và chiều dài cọc bằng thước cuộn hoặc thước thép có độ chính xác 1mm.

+ Đo chiều dày của cọc bằng thước kẹp có độ chính xác 0.1mm.

Về khả năng chịu lực:

Trước khi thi công cần kiểm tra lại một cách kỹ càng các thông số mà nhà sản xuất cung cấp cho để đảm bảo không có sự nhầm lẫn nào.

Cần kiểm tra kỹ chất lượng cọc bê tông trước khi tiến hành
Cần kiểm tra kỹ chất lượng cọc bê tông trước khi tiến hành

Quá trình chuẩn bị mặt bằng và phương tiện thi công

Về phần mặt bằng thi công ép cọc bê tông ly tâm, trước khi tiến hành hạ cọc cần chuẩn bị các điều sau:

+ Nghiên cứu kỹ địa chất và các đặc trưng của mặt bằng nơi tiến hành thi công

+ Tiến hành bước thăm dò ở dưới xem có chướng ngại vật cản trở hay không và tiến hành loại bỏ chướng ngại vật

+ Có bện pháp phòng ngừa khi có các công trình đã xây dựng ở gần đó

+ Định vị các vị trí thi công cọc trên mặt bằng

+ Đánh dấu chia đoạn thân cọc và sắp xếp cọc vào ặmt bàng thi công công trình

+ Theo dõi độ thẳng đứng và độ chói của cọc bằng cách đặt máy trắc đạc

Cần chuẩn bị mặt bằng và phương tiện thi công trước khi tiến hành
Cần chuẩn bị mặt bằng và phương tiện thi công trước khi tiến hành

Về phía các phương tiện cần thiết cho quá trình thi công:

Các máy ép cọc cần đạt các yêu cầu sau:

+ Công suất của máy phải lớn hơn 1,4 lần lực ép lớn nhất được quy định trong thiết kế

+ Khi ép từ đỉnh cọc lực ép của máy phải tác dụng đúng vào trục dọc tâm cọc hay khi ép ôn thì phải tác dụng đều lên các mặt bên. Tuyệt đối không tác dụng lực ngang lên cọc.

+ Các thiết bị khi đưa vào vận hành phải tuyệt đối đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động.

+ Định mức ép cọc bê tông ly tâm phải chính xác

Giai đoạn thi công đưa cọc vào nền

Quá trình định vị tim cọc:

Định vị các vị trí tim cọc như trong bản thiết kế đã đề ra. Việc định vị này phải do người có kinh nghiệm tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật thi công bên phía nhà thầu.

Cần thường xuyên kiểm tra độ chuẩn xác của lưới trục định vị, đặc biệt cần kiểm tra ngay nếu có một cột mốc bị dịch chuyển. Độ lệch trục so với thiết kế không được vượt quá 1cm/100m.

Quá trình ép cọc bê tông ly tâm ứng lực trước:

Sau khi xác định vị trí tim cọc sẽ tiến hành ép thử các tim cọc thí nghiệm để kiểm tra độ sâu của cọc ép là bao nhiêu rồi mới tiến hành ép cọc đại trà. Bước này giúp chúng ta xác định được độ sâu cọc phù hợp với mặt bằng tránh trường hợp dư thừa gây lãng phí và tốn kém chi phí thi công.

Đọc thêm những thông tin về bảng giá ép cọc bê tông toàn quốc

Một số lưu ý khi tiến hành thi công ép cọc bê tông ly tâm

Một số lưu ý khi thi công ép cọc bê tông ly tâm
Một số lưu ý khi thi công ép cọc bê tông ly tâm

Để quá trình thi công ép cọc bê tông ly tâm an toàn cần chú ý kiểm tra chất lượng cọc, kiểm tra mặt bằng, phương tiện, công tác đưa cọc vào nền như đã nói ở trên. Đồng thời để thi công cọc được an toàn, cần đảm bảo tuân thủ quy trình sau:

+ Định vị đúng vị trí và thẳng đứng hệ thống kích và giá đỡ

+ Liên kết thiết bị ép cọc với hệ thống Neo hoặc hệ dầm chất đối trọng

+ Cần định vị chính xác và thẳng đứng đốt cọc đầu tiên

+ Sử dụng các cọc mồi bằng thép trong quá trình ép cọc và đảm bảo cọc mồi phằng và vuông góc với trục.

+ Khi hàn mối nối cọc cần đảm bảo độ dày và công nghệ. Cần kiểm tra độ thẳng đứng của cọc trước và sau khi hàn bằng vi nô. Nếu mặt phẳng đầu mối nối bị nghiêng có thể dùng xi măng khô để xử lý.

Bên cạnh đó, cần ghi chép lại ngay lý lịch ép cọc trong quá trình thi công. Thông tin ghi chép bao gồm: thông số kỹ thuật của cọc, ngày đúc cọc, chiều sâu ép cọc, kích thước của cọc, số đốt và số mối nối cọc, thiết bị ép cọc,…

Lưu ý:

Biện pháp thi công ép cọc chuẩn là nên giảm tốc độ ép cọc khi cọc tiếp xúc với lớp đất và đọc áp lực cọc trong từng đoạn 25cm. Dừng nén cọc khi đã thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Theo yêu cầu thiết kế, lực ép cọc bằng 1,7 – 2 lần sức chịu tải của cọc

+ Chiều sâu thực tế xấp xỉ chiều sâu được thiết kế

+ Cọc khi ngâm vào lớp đất tốt chịu được một lực ít nhất bằng 3-5 lần đường kính của cọc.

Trên đây là biện pháp thi công ép cọc bê tông ly tâm đảm bảo an toàn mà Trạm bê tông tươi chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho bạn trong việc thi công cọc bê tông ly tâm.

Xem thêm:

Trạm bê tông tươi – Đơn vị cung cấp cọc bê tông ly tâm uy tín

Với nhiều năm kinh nghiệm trọng ngành xây dựng Trạm bê tông tươi đã và đang là đối tác cung cấp cọc bê tông ly tâm nói riêng và các loại vật liệu xây dựng nói chung cho nhiều công trình/dự án lớn nhỏ trên khắp cả nước.

Sở hữu đội ngũ kỹ sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm đảm bảo mang đến cho bạn những thiết kế độc đáo, sáng tạo theo yêu cầu của bạn.

Không những vậy chúng tôi còn có đội ngũ công nhân lành nghề, các trang thiết bị máy móc hiện đại mang đến cho bạn sản phẩm chất lượng và đảm bảo không bị chậm trễ tiến độ thi công đề ra.

Mọi thắc mắc của quý khách ngoài những thông tin về thi công ép cọc bê tông ly tâm đều có thể liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ Website: Trambetongtuoi.com hoặc hotline: 0923.575.999 để nhận được tư vấn chi tiết từ đội ngũ nhân viên tư vấn tận tình của Trạm bê tông tươi.

Trả lời

0923.575.999