Hầu hết nhà ở, biệt thự, chung cư,… hiện nay đều là các công trình có mái. Mái nhà là một bộ phận vô cùng quan trọng trong kết cấu của một căn nhà. Quá trình thi công đổ mái bê tông cần có yêu cầu kỹ thuật rất cao. Vì nếu thi công không cẩn thận, tòa nhà có thể sẽ bị thấm dột, gây mất thẩm mỹ và giảm tuổi thọ công trình. Vậy chúng ta nên sử dụng vật liệu nào để thi công mái? Kinh nghiệm đổ mái bê tông là gì?
Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông mái
Phần mái thường sẽ được thi công cuối cùng trong quy trình xây dựng phần thô của nhà ở. Tuy nhiên đây cũng là một trong những bộ phận quan trọng nhất của căn nhà.
Để mái bê tông được đổ ra đạt chất lượng tốt, chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm đổ mái bê tông là chuẩn bị kỹ công tác chuẩn bị trước khi đổ. Bạn nên giám sát tiến độ thực hiện công trình mà đội ngũ thợ đang thi công. Các công tác chuẩn bị cơ bản bao gồm:
- Chuẩn bị nhân lực, nhân công thi công, hệ thống máy móc thiết bị đảm bảo cho quy trình thi công đổ bê tông.
- Tính toán thời gian thi công đổ bê tông.
- Tính toán mặt bằng thi công phù hợp .
- Đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn lao động khi đổ bê tông trên cao.
- Tiến hành làm sạch cốp pha, cốp thép.
Xem thêm:
- Chi phí đổ mái bằng cho công trình nhà ở
Kinh nghiệm kiểm tra chất lượng cốp pha khi đổ mái bê tông
Cốp pha đã chuẩn bị cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Vị trí đặt cốp pha cần đo đạc chuẩn để đảm bảo chắc chắn, kín mít, chống mất nước khi đổ bê tông.
Bạn cũng cần kiểm tra độ vọng của cốp pha và cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.
Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí sau đây: chủng loại, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối. Thép buộc phải theo thiết kế, được làm sạch và đánh rỉ thép.
Xem thêm: Đổ mái bê tông bao nhiêu ngày mới được xây tiếp ?
Kinh nghiệm đổ mái bê tông
Khi đổ bê tông mái dốc vào mùa hè, nhiệt độ ngoài trời sẽ thường cao hơn 30 độ. Bạn cần lưu ý giám sát đổ liên tục để đảm bảo tính liên kết của bê tông tươi.
Sau khi đổ mái, đầm và gạt xong bê tông. Bạn nên chờ bê tông bay bớt hơi nước và khô se bề mặt, sau đó tiến hành đầm lại một lần nữa cho chắc chắn.
Với kinh nghiệm đổ mái bê tông dày dặn của chúng tôi, bạn hãy dùng ngón tay ấn lên bề mặt bê tông đã đổ, nếu thấy vết lõm ướt thì có thể tiến hành đầm. Nếu thấy dính không có vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì chưa đủ điều kiện để đầm được. Nếu tạo thành vết lõm khô hoặc không thấy vết lõm, thì bê tông đã se lại và không đầm được. Khi trời nắng thì sau khoảng 2 giờ sau khi đầm lần đầu bạn có thể đầm lại. Trời râm mát thì bạn có thể đầm lại sau khoảng 4 giờ.
Khi nước nổi lên bề mặt, rắc một lớp bột xi măng đều và thưa mỏng lên mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho phẳng. Việc làm này giúp tăng khả năng chống thấm nước cho mái bê tông. Tuy nhiên không nên rác dày sẽ gây phản tác dụng là nứt mặt bê tông.
Xem thêm:
- Mái bê tông cốt thép là gì? Ưu nhược điểm ra sao
Yêu cầu kinh nghiệm về chống thấm khi đổ bê tông mái
Cũng giống như những việc đổ sàn bê tông khác, đổ mái cũng cần phải chống thấm. Đặc biệt, sàn mái là vị trí phải chịu những tác động trực tiếp từ môi trường xung quanh như: nằng, gió, bão, mưa,…(nhất kếu cấu mái bằng như trong các mẫu thiết kế nhà 2 tầng mái bằng),…
Do là “tấm khiên” bảo vệ cho toàn bộ công trình ở bên dưới nên mái nhà dễ bị nứt nẻ hay bị thấm nước mưa. Chính vì thế, các công việc như chống thấm cho mái nhà sẽ rất cần thiết để giúp bạn có một ngôi nhà thoải mái, chất lượng.
Ngay từ khâu bắt đầu hình thành nên mái nhà là khâu đổ mái bê tông, bạn cũng cần lưu ý sử dụng thêm một số chất phụ gia để gia tăng tính năng chống thấm cho mái nhà. Tránh tình trạng sau này mái nhà có vấn đề mới bắt đầu đi xử lý.
Xem thêm:
- Tìm hiểu chi tiết phụ gia chống thấm bê tông
Tham khảo: Sê nô là gì? Cấu tạo và cách sử dụng sê nô hiệu quả
Thời gian đông kết của bê tông
– Thời gian đông kết của bê tông tươi là khoảng thời gian bắt đầu khi xi măng trộn với nước cho đến khi hỗn hợp đạt được cường độ nhất định theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCVN 9338:2012). Đây là yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý bởi bạn không nên dỡ cốp pha nếu không muốn bị ảnh hưởng tới chất lượng công trình đang thi công.
– Chỉ được tháo cốp pha sau khi cấu kiện bê tông đã đạt đủ sức bền. Theo kinh nghiệm đổ mái bê tông, thông thường thì cốt pha được tháo sau khoảng từ 3 đến 4 tuần sau khi đổ. Trong điều kiện nhiệt độ bình thường (từ 20 độ C – 30 độ C), thời gian 3 đến 4 tuần là đủ để có thể dỡ cốp pha. Bạn có thể để lâu hơn khoảng thời gian trên để bê tông thêm chắc chắn. Tuy nhiên không cần quá lâu gây mất thời gian.
Liên hệ tư vấn
Thông qua những nội dung ở trên, chúng tôi đã chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm đổ mái bê tông. Chúng tôi mong rằng những thông tin đó sẽ mang lại cho bạn nhiều giá trị. Nếu có nhu cầu được tư vấn về bê tông và dịch vụ đổ bê tông tươi, quý khách vui lòng liên hệ tới Website: trambetongtuoi.com hoặc Hotline: 082 555 0 555 để nhận được sự hỗ trợ sớm nhất. Cảm ơn quý khách!