Mỗi ngôi nhà lại có một kích thước lớn nhỏ khác nhau, chính vì vậy kích thước cột nhà cũng khác nhau. Vậy công thức tính kích thước cột nhà rao sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Vai trò của cột trong công trình nhà dân dụng
Một ngôi nhà hoàn thiện được cấu tạo bởi nhiều yếu tố: nền móng, khung, dầm, trần nhà, mái nhà, cột,… giúp cho ngôi nhà có thể đứng vững và kiên cố. Và một yếu tố quan trọng giúp nhà đứng vững không thể không kể đến chính là phần cột nhà. Có thể ví hệ thống cột nhà giống như khung xương trong cơ thể con người giúp con người có thể tồn tại.
Tùy vào từng thiết kế nhà mà cột nhà sẽ có những hình dáng khác nhau, mềm mại hoặc khỏe khoắn,…
Bên cạnh đó, số lượng cột nhà trong mỗi công trình cũng khác nhau. Ví dụ kích thước cột nhà một tầng sẽ khác so với kích thước cột nhà cao tầng, kích thước cột nhà 5 tầng sẽ khác với kích thước cột chung cư, cột nhà theo phong cách hiện đại sẽ khác so với phong cách tân cổ điển,…
Để một ngôi nhà có thể tồn tại vững chắc, cần tính toán chính xác kích thước của hệ thống cột. Bởi “bộ xương” phải chắc chắn thì mới đảm bảo cho các khâu còn lại của quá trình xây dựng hoàn thành đạt chất lượng được.
Những ảnh hưởng khi bố trí kích thước cột nhà xa nhau
Đối với những công trình lớn thì kích thước cột luôn được thiết kế một cách tỉ mỉ, tối ưu tuyệt đối như là bố trí kích thước cột chung cư hoặc kích thước cột nhà cao tầng.
Việc bố trí kích thước cột nhà xa nhau sẽ giúp đẩy nhanh được tốc độ thi công và tiết kiệm được chi phí cho công trình nhưng ngoài những lợi ích đó ra nó còn có những ảnh hưởng rất lớn mà chúng ta cần phải cân nhắc kĩ trước khi triển khai.
Ảnh hưởng đầu tiên khi để kích kích thước cột nhà xa nhau đó chính là tính thẩm mỹ của công trình. Để cột nhà xa thì đồng nghĩa với việc đà ngang của công trình cũng theo đó mà to dần, kích thước của đà ngang sẽ tỉ lệ thuận với khoảng cách cột. Với kích thước đà ngang lớn sẽ làm công trình trở nên nặng nề, mất đi sự tinh tế của ngôi nhà. Không chỉ vậy, đà ngang lớn thì kích thước cột cũng phải lớn để đỡ được đà ngang khiến diện tích nhà bị hạn chế, không tối ưu được không gian,
Và ngược lại, nếu kích thước cột xa nhau mà đà ngang nhỏ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng của công trình, đà ngang nhỏ sẽ không đủ lực để chịu tải mà sẽ dồn lực của trần, dầm, tường xuống móng nhà làm ảnh hưởng đến kết cấu của móng.
Đà ngang được tính bằng công thức:
hd= Lc / (12-16)
Trong đó:
- hd là chiều cao của dầm
- Lc là khoảng cách giữa 2 cột
Xem thêm:
- Bảng giá con kê bê tông mới nhất
- Báo giá lưới bao che công trình mới nhất 2024
Cách tính kích thước cột nhà dân dụng
Để tính được kích thước cột nhà là công việc không hề dễ dàng bởi nó đòi hỏi yếu tố kỹ thuật và chuyên môn cao. Khi xây dựng các cột nhà cần tính được trọng tải mà cột phải chịu đựng để đảm bảo an toàn.
Kích thước cột được bố trí cốt thép
Tỉ số chiều cao và cạnh nhỏ hơn cột phải nhỏ hơn hoặc bằng 40 mới đảm bảo cột được bố trí cốt thép không bị mảnh. Trong xây dựng, kích thước cột thép thường không thay đổi theo hướng từ dưới lên.
Hệ thống cốt thép trong cột có đường kính 12-22mm và được đặt đối xứng. Khoảng cách giữa các đai thường nhỏ hơn cột 500mm và nhỏ hơn đường kính cốt thép dọc lớn nhất khoảng 15 lần. Có khoảng cách giữa.
Đối với các loại cột có tiết diện hình chữ nhật thì cốt thép đặt ở cọc nhỏ. Nếu đường kính lớn hơn 250mm thì đường kính cốt thép dọc lớn hơn 16mm.
Với cốt thép dọc thì lớp bảo vệ cốt thép lớn hơn 25mm và chiều dày lớp bảo vệ lớn hơn 25mm. Còn với cốt thép đai là 15mm và lớn hơn 15mm.
Xem thêm: Các loại gạch xây nhà chất lượng trong xây dựng hiện nay
Kích thước cột được bố trí bằng gạch, đá
Các loại cột bằng gạch, đá có kích thước và tiết diện nhỏ hơn chiều cao cột nên khả năng chịu uốn kém, độ mảnh lớn. Loại cột này được dùng cho nhà thấp tầng dân dụng hoặc trang trí trong nhà phố để đỡ dầm, sàn.
Các cột này được đặt qua một bản bê tông cốt thép hoặc một lớp vữa xi măng mác lớn hơn 50, dày 30mm, rải đều trên đỉnh cột.
Kích thước cột thường dựa vào tiết diện. Với loại cột thấp, tải trọng nhỏ nên dùng cột có tiết diện 220×220. Với các loại cột cao, chịu được tọng tải lớn nên dùng cột có tiết diện lớn hơn 335×335, 450×450, 680×680,…
Bởi độ chịu lực của loại cột này không cao đặt biệt là cột chịu uốn, nên đặt cốt thép hoặc lõi bê tông cốt thép bên trong.
Kích thước cột nhà được bố trí bằng tre, gỗ
Cột nhà bằng tre, gỗ hay được sử dụng trong các công trình nhà cấp 4, đình, chùa, kiến trúc cổ điển,… Tùy vào mục đích sử dụng mà các cột có kích thước cột nhà khác nhau.
Loại tre, gỗ được sử dụng để làm cột là tre gai và gỗ thông thường.
Nên chọn các cột tre già có đường kính >100mm, dài hơn 2200mm. Cột gỗ được chôn dưới đất khoảng 0.5 – 0.6m với các dự án nhà tạm. Với các dự án bình thường thì kê cột gỗ, tre lên các loại gạch, đá, bê tông.
Để tránh thiệt hại khi có gió bão thì cần liên kết cột gỗ với nền móng thật chắc chắn. Bên cạnh đó, việc chọn kích thước cột gỗ, tre chuẩn và chất lượng cũng quyết định chất lượng của công trình.
Công thức tính kính thước cột bê tông nhà dân dụng
Việc tính toán kích thước cột nhà đòi hỏi độ chính xác và yêu cầu kỹ thuật cao. Chính vì vậy công thức tính toán cốp pha trong thi công mà Trambetongtuoi.com đưa ra dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Các chủ nhà cần phải tìm đến những người có kinh nghiệm để đảm bảo chính xác và an toàn.
Tính tiết diện cột
Trong đó:
- Hc là chiều cao thật của cột
- bc là kích thước cạnh nhỏ của cột
Kiểm tra độ mảnh của cột
Trong đó:
- Rn (Rb): Cường độ nén của bê tông
- N: Tổng tải trọng tác dụng lên cột. N được tính theo công thức sau: N=m.q.F
- m: là số tầng trên cột đang xét
- q: là tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn gồm tải thường xuyên và tạm thời trên sàn, trọng lượng dầm, tường cột. q lấy theo kinh nghiệm
- q=10-14KN/M2 với nhà có bề dày sàn 10-14 cm có ít tường,thuộc loại bé
- q=15-18KN/M2 với nhà có bề dày sàn 15-20 cm có ít tường, thuộc loại trung bình
- q>=20 KN/M2 với nhà có bề dày sàn >25 cm có ít tường, dầm thuộc loại lớn
- k: hệ số kể đến mômen uốn
- k= 1.1 đối với cột trong nhà
- k= 1.3 đối với cột biên
- k= 1.5 đối với cột góc
Kiểm tra dầm cột
Dựa vào bảng sau để kiểm tra dầm cột:
Công thức kiểm tra dầm cột:
Trong đó: id/ic trong khoảng 0.2 – 5 đảm bảo liên kết dầm, cột là ngầm; hợp lý thì id/ic = (2-3)
Khoảng cách giữa các cột nhà dân dụng trong xây dựng
Cột được liên kết với móng hoặc sàn nhà theo hướng từ trên xuống. Tùy vào mỗi công trình sẽ có thiết kế khác nhau nên khoảng cách giữa các cột cũng khác nhau.
Thông thường, khoảng cách giữa các cột là cứ khoảng 4m phải có cột hoặc dầm để đỡ sàn. Trong xây dựng, bề ngang sẽ được coi là nhịp và chiều rộng được coi là bước.
Với các công trình dân dụng, chọn bước và nhịp là 4-5m. Khi đó kích thước của dầm là 20x30cm còn kích thước cột tùy thuộc vào độ cao của nhà.
Không những thế, tùy vào tải trọng của công trình, địa hình xây dựng, thế đất,… khoảng cách và kích thước cột sẽ khác nhau.
Cách tính kích thước cột nhà cấp 4 tối ưu
Đối với nhà cấp 4 kích thước cột nhà nên giao động từ 4 – 8 mét, bố trí theo phương ngang tối thiểu là 4 mét và tối đa là 8 mét, phụ thuộc vào diện tích cũng như độ nặng của trần nhà và chất liệu của cột như gạch đá, cốt thép, tre gỗ.
Còn đối với phương dọc kích thước cột nhà sẽ phụ thuộc vào công năng và thiết kế của từng phòng sao cho tối ưu.
Đây là công thức tính kích thước cột nhà cấp 4 mà các bạn có thể tham khảo:
Bước 1: Ước lượng được trọng lượng của công trình.
Bước 2: Xác định trọng lượng mà mỗi cột phải chịu.
Trọng lượng mỗi cột phải chịu = Tổng trọng lượng nhà / Số cột nhà
Bước 3: Xác định kích thước của cột dựa theo trọng lượng mỗi cột phải chịu.
Biện pháp thi công dầm sàn đúng tiêu chuẩn
Thi công dầm sàn là một giai đoạn cực kì quan trọng của các công trình thi công. Công đoạn này đảm bảo đội ngũ kĩ sư có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Dưới đây là biện pháp thi công dầm sàn đúng tiêu chuẩn, mời quý khách hàng theo dõi
Bước 1: Lắp dựng hệ thống giàn giáo
Bước 2: Bắt đầu gia công, lắp dựng cốp pha
Bước 3: Tiến hành gia công, lắp dựng cốt thép
Bước 4: Lắp đặt điện nước âm sàn
Bước 5: Kiểm tra lại mọi thứ theo quy định và tiến hành đổ bê tông sàn
Xem thêm:
- Tiêu chuẩn nối thép cột trong xây dựng
Các yếu tố ảnh hưởng đến kích thước cột nhà bê tông
Các kết cấu trong một công trình kiến trúc có liên kết chặt chẽ với nhau. Vì vậy kích thước cột nhà cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Có thể kể đến những yếu tố sau đây:
- Độ chịu tải
- Số tầng: Số tầng càng lớn thì kích thước càng lớn
- Nhịp dầm càng lớn thì kích thước càng lớn
- Mác bê tông
- Mác thép
Qua đây, có thể thấy được để có một kích thước cột chuẩn cho mỗi công trình là không hề đơn giản, phải xem xét đến rất nhiều yếu tố.
Vì vậy, chủ đầu tư nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia để có phương án thi công tốt nhất cho dự án nhà ở của mình. Tránh tình trạng vay mượn bản thiết kế của các công trình khác bởi mỗi công trình sẽ có một kết quả khác nhau. Nếu áp dụng không đúng có thể gây ảnh hưởng đến độ an toàn trong quá trình thi công cũng như là sự bền vững của ngôi nhà sau này.
Giải đáp những thắc mắc về bê tông.
Bê tông cốt sợi là gì?
Bê tông cốt sợi là sự kết hợp giữa bê tông và các sợi chịu lực như sợi thủy tinh, sợi thép, sợi tổng hợp, sợi tự nhiên. Tùy vào từng loại sợi khác nhau sẽ có tính chất khác khác nhau.Các sợi này nhỏ, ngắn, được phân bố ngẫu nhiên trải đều khắp bê tông và chiếm khoảng từ 1-3% tổng thể tích.
Bê tông cốt tre là gì?
Bê tông cốt tre là loại vật liệu tự phát và không có trong tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành xây dựng. Đây là sản phẩm có kết cấu từ bê tông và phần lõi được làm từ tre. Các cốt tre được lấy từ những thân tre có độ tuổi từ khoảng 3 năm trở lên. Với đặc tính dẻo, độ đàn hồi cùng tuổi thọ cao và đặc biệt là chi phí sản xuất rẻ nên tre được sử dụng để xây nhà và làm móng nhà từ rất lâu đời. Tuy nhiên quá trình thi công bằng tay nên không đạt năng suất cao cũng như là gây hao tổn sức lao động
Bê tông được tạo ra như thế nào?
Để giải đáp cho câu hỏi bê tông được tạo ra như thế nào thì quý khách hãy theo dõi nội dung dưới đây.
Bê tông tươi luôn có tính kết dẻo nhưng khi khô lại đông cứng chắc chắn, khó bị bào mòn. Tuy nhiên, không phải là không thể bị phá hủy bởi nhiều yếu tố khác nhau. Để tạo ra một khối bê tông đạt tiêu chuẩn và có độ bền cao chất lượng tốt. Thì chúng ta cần phải chú ý ở sự phân chia và pha trộn tỉ mỉ giữa các thành phần cốt liệu tạo nên bê tông.
Mác bê tông là gì?
Mác bê tông thường gọi là cường độ chịu nén (Concrete grade classified by compressive strength), được ký hiệu bằng chữ M. Thuật ngữ này được giải thích theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5574:2012). Chỉ số này được xác định bằng các giá trị trung bình theo thống kê của thông số cường độ tức thời.
Nó được lấy trên mẫu lập phương kích thước được đo là : 150x150x150 (mm). Sản phẩm được chế tạo và dưỡng hộ trong cùng một điều kiện chuẩn. Mẫu được nén sẽ đưa đi thí nghiệm sau 28 ngày tuổi. Thường đơn vị tính M này là deca niutơn trên centimet vuông (daN/cm2).
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách cuốc móng nhà trong nghi lễ cúng động thổ
- Tham khảo bảng báo giá bê tông tươi mác 300
Lưu ý quan trọng trước khi đổ bê tông cột
Cột bê tông có nhiệm vụ rất quan trọng khi chịu lực nén của toàn bộ công trình truyền xuống móng cột, vì vậy để có thể hoàn thiện cột bê tông tốt thì cần quan tâm những lưu ý sau đây:
- Với những cột sát tường nhà hàng xóm không nên sử dụng khuân cốp pha để đổ vì khi rất khó để tháo dỡ cốp pha, thậm chí phải bỏ luôn cốp pha ở đó hoặc là đục bỏ cột bê tông. Nên sử dụng lót xốp cho vị trí này khi bê tông cột đã khô cứng thì có thể bỏ luôn xốp ở đó mà không cần tháo dỡ.
- Vệ sinh sạch sẽ bê tông giữa cốt thép trước khi đổ tránh trường hợp còn sót lại tạp chất lạ trong cột bê tông điều này tuy nhỏ nhưng lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cột.
- Sử dụng xi măng loãng pha nước dội vào để 2 phần bê tông mới và cũ có thể liên kết chặt chẽ được với nhau.
- Sau khi đổ cần bảo dưỡng tưới nước cho bê tông thường xuyên đảm bảo bê tông luôn ẩm tránh việc khô quá dẫn đến nứt toác bê tông về sau.
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào quý khách vui lòng liên hệ ngay hotline: 082 555 0 555 để được tư vẫn miễn phí hoặc truy cập website: Trambetongtuoi.com để tham khảo thêm nhiều bài viết về xây dựng bổ ích hơn nữa.
Trambetongtuoi.com – Đơn vị uy tín, chất lượng đồng hành cùng hàng nghìn dự án lớn nhỏ trên cả nước.