Mác bê tông là gì

Chắc hẳn quý vị đang thắc mắc trong vấn đề tìm hiểu mác bê tông là gì? Trong bê tông tươi thường có những mác chủng loại nào? Bảng tra mác bê tông ra sao? Trambetongtuoi.com sẽ giải đáp những thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết sau đây.

Mác bê tông là gì?

Mác bê tông là cường độ chịu nén (Concrete grade classified by compressive strength), được ký hiệu bằng chữ M. Thuật ngữ này được giải thích theo tiêu chuẩn tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5574:2012).

Chỉ số này được xác định bằng các giá trị trung bình theo thống kê của thông số cường độ tức thời. Nó được lấy trên mẫu lập phương kích thước được đo là : 150x150x150 (mm). Sản phẩm được chế tạo và dưỡng hộ trong cùng một điều kiện chuẩn. Mẫu được nén sẽ đưa đi thí nghiệm sau 28 ngày tuổi. Thường đơn vị tính M này là deca niutơn trên centimet vuông (daN/cm­2).

Đổ bê tông mác 250 tại mặt sàn công trình.
Đổ bê tông mác 250 tại mặt sàn công trình.

Mác bê tông theo cường độ chịu kéo tiếng anh (Concrete grade classified by tensile strength). Loại mác này sẽ có ký hiệu bằng chữ K. Biểu thị cường độ bê tông được lấy theo các giá trị trung bình thống kê của cường độ chịu kéo tức thời.

Trong quá trình thi công công trình, thông thường bê tông bị chi phối bởi nhiều tác động như: chịu uốn, nén, trượt, kéo. Tuy nhiên, độ chịu lực của bê tông thường sẽ được chiếm ưu thế cao nhất. Chính vì vậy, người ta thường lấy cường độ chịu nén của bê tông để làm chỉ tiêu đặc trưng gọi là mác bê tông.

Các loại mác bê tông

Các loại mác bê tông là gì?

Hiện nay trên thị trường đang có các mác bê tông như sau. Mác bê tông 100; 150; 200; 250; 300; 350; 400. Trong đó có 2 sản phẩm bê tông tươi mác 250 và mác 300 là 2 sản phẩm là những loại được sử dụng phổ biến nhất.

Thi công đổ bê tông công trình nhà dân sử dụng các loại mác bê tông là gì
Thi công đổ bê tông công trình nhà dân sử dụng các loại mác bê tông là gì?

Tìm hiểu chi tiết các mác bê tông sau đây:

–    Bê tông tươi Mác 100 (M100): Mác bê tông (M100) là loại bê tông có cường độ chịu nén được tính là 9.63 Mpa và có cấp độ bền bằng B7.5.

–    Bê tông tươi Mác 150 (M150): Mác bê tông 150 là loại bê tông được cho phép sức nén có cường độ bằng 16.05 Mpa, cấp độ bền bằng B12.5.

–    Bê tông tươi Mác 200 (M200): Mác bê tông 200 là loại bê tông có thể chịu sức nén với cường độ nén lên tới 19.27 Mpa với cấp độ bền bằng B15.

–    Bê tông tươi Mác 250 (M250): Mác bê tông 250 là loại bê tông cường độ chịu nén bằng 25.69 Mpa cùng với cấp độ bền bằng B20.

–    Bê tông tươi Mác 300 (M300): Bê tông mác 300 là loại bê tông có cường độ chịu nén đo lên tới 28.90 Mpa và cấp độ bền bằng B22.5.

–    Bê tông tươi Mác 400 (M400): Bê tông mác 400 là loại bê tông với chịu nén với cường độ bằng 38.53 Mpa cùng cấp độ bền bằng B30.

–    Bê tông tươi Mác 500 (M500): Mác bê tông 500 là loại bê tông có thể chịu sức nén bằng 51.37 Mpa bên cạnh cấp độ bền bằng B40.

–    Bê tông tươi Mác 600 (M600): Mác bê tông 600 là loại bê tông có cường độ chịu nén bằng 57.80 Mpa và cấp độ bền bằng B45.

Kiểm tra độ sụt mác bê tông.
Kiểm tra độ sụt mác bê tông.

Ngày nay, với các phụ gia được sử dung vào bê tông tươi. Người ta có thể sản xuất ra bê tông đạt M1000 – M1500 với cường độ chịu lực và vùng sức bền cao hơn rất nhiều.

Bảng tra mác bê tông.

Với quá trình sử dụng bê tông vào trong xây dựng, việc tra mác bê tông là 1 yếu tố rất quan trọng. Vậy tra mác bê tông là gì và nó có ý nghĩa như thế nào?

Nó quyết định tới chất lượng sản phẩm, cường độ chịu nén của bê tông. Do đó bảng tra mác bê tông sau đây sẽ là 1 phương pháp cơ bản và hiệu quả nhất mà chúng tôi đưa ra cho quý khách hàng:

BẢNG TRA MÁC BÊ TÔNG – TRAMBETONGTUOI.COM
STT MÁC BÊ TÔNG (M) M200 M250 M300 M350 M400
1 CẤP BỀN B15 B20 B22,5 B25 B25
2 RTC 112 140 167 195 195
3 RKTC 11,5 13 15 16,5 16,5
4 RN 85 115 130 145 145
5 RKTC 7,5 8,5 10 10,5 10,5
6 EB TỰ NHIÊN 240,000 265,000 290 300,000 300,000
7 EB CHƯNG HẤP 215,000 240,000 260 270,000 270,000

Công thức tính cường độ bê tông theo ngày tuổi.

Cường độ mén của bê tông sẽ được đo và tính chính xác qua thời gian, Cường độ bê tông 28 ngày tuổi đạt 90% tỉ lệ nén.

Vậy cường độ nén của các loại mác bê tông là gì thì sẽ được trả lời ở bảng sau:

BẢNG TRA CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG QUA CÁC NGÀY TUỔI
STT NGÀY TUỔI BT CƯỜNG ĐỘ CHUẨN BÊ TÔNG %
1 1 NGÀY 16%
2 3 NGÀY 40%
3 7 NGÀY 65%
4 14 NGÀY 90%
5 28 NGÀY 99%

Bảng quý đổi cấp phối bê tông ra cường độ chịu nén.

Cấp phối mác bê tông sẽ được phân ra 3 loại chính : Mác thấp: 50 – 75 – 100 – 150. trung bình: 200 – 250 – 300 –  350. Và mác cao từ 400 trở lên.

BẢNG QUY ĐỔI CẤP PHỐI BÊ TÔNG RA CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN
STT MÁC BÊ TÔNG TỶ LỆ TRỘN CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN KG/CM2
1 MÁC BT M-50 1:05:10 50
2 MÁC BT M-75 1:04:08 75
3 MÁC BT M-100 1:03:06 100
4 MÁC BT M-150 1:02:04 150
5 MÁC BT M-200 1:01:05:03 200
6 MÁC BT M-250 1:01:02 250
7 MÁC BT M-300 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 300
8 MÁC BT M-350 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 350
9 MÁC BT M-400 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 400
10 MÁC BT M-450 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 450
11 MÁC BT M-500 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 500
12 MÁC BT M-550 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 550
13 MÁC BT M-600 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 600
14 MÁC BT M-650 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 650
15 MÁC BT M-700 THIẾT KẾ CẤP PHỐI 700

Qúy khách hàng xem qua vào tham khảo Bảng quý đổi cấp phối bê tông ra cường độ chịu nén trên đây. Nếu còn thắc mắc xin quý khách vui lòng liên hệ qua:

Bảng cấp phối mác bê tông là gì

BẢNG CẤP PHỐI BÊ TÔNG
STT MÁC BÊ TÔNG (M) XI MĂNG (kg) CÁT VÀNG (m3) ĐÁ 1x2cm (m3) NƯỚC (lít)
1 MÁC BT – M150 0:00:00 0,505 0,913 185
2 MÁC BT – M200 0:00:00 0,418 0,900 185
3 MÁC BT – M250 0:00:00 0,455 0,887 185

Bảng cường độ chịu nén của mác bê tông là gì

BẢNG CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA MÁC BÊ TÔNG
STT MÁC BÊ TÔNG (M) MÁC BT Ở 7 NGÀY TUỔI MÁC BT Ở 28 NGÀY TUỔI
1 MÁC BT – (M150) 100 150
2 MÁC BT – (M200) 135 200
3 MÁC BT – (M250) 170 250
4 MÁC BT – (M300) 200 300
5 MÁC BT – (M350) 235 350
6 MÁC BT – (M400) 270 400
7 MÁC BT – (M450) 300 450

Bảng mác bê tông này đã được quy định tại tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam (TCXDVN: 9340:2012). Về yêu cầu kỹ thuật đi kèm cùng nguyên tắc nhiệm thu với hỗn hợp bê tông đã trộn sẵn. Chúng có thể tích từ 2.200-2.500kg/ m3 trên phương diện xi măng. Cốt liệu dùng trong thi công sản xuất bê tông cốt thép liền khối.

Cường độ chịu nén mác bê tông là gì

Cường độ chịu nén mác bê tông là ứng suất nén có thể phá hủy khối bê tông đã đổ đó. Nó thường được tính bằng đơn vị H/mm2, kg/cm2,… Qua đố đánh giá được thông số đặc trưng cơ bản của bê tông về khả năng chịu lực. Phương pháp kiểm định cơ bản là thí nghiệm mẫu. Thông thường, cường độ nén mẫu của bê tông sẽ được xác định theo các tiêu chuẩn xây dựng (TCVN:3118:1993) với những nội dung sau đây:

Chuẩn bị thiết bị đô độ sụt của mác bê tông.
Chuẩn bị thiết bị đô độ sụt của mác bê tông.

–    Thứ nhất: Thiết bị thử.

–    Thứ hai: Máy nén được cấp phép chứng của cơ quan thẩm quyền của bộ xây dựng.

–    Thứ ba: Thước lá kim loại.

Đệm truyền tải sẽ sử dụng khí nén các nửa viên mẫu đầm sau khi uốn gãy. Thông thường sẽ được làm bằng thép dày 20 ± 2mm. (có rãnh cách đều mẫu 30 ± 2mm). Phần truyền tải vào mẫu phải có kích thước bằng tiết diện của các viên mẫu đầm (10 x100; 150×150; 200x200mm).

Xem thêm những thông tin về sản phẩm bê tông nặng

Cách thử cường độ chiu nén của bê tông.

Trambetongtuoi. Chuyên cung cấp bê tông tươi thương phẩm.
Trambetongtuoi. Chuyên cung cấp bê tông tươi thương phẩm.

Thứ nhất: Chuẩn bị mẫu thử theo nhóm.

–    Mỗi nhóm mẫu sẽ bao gồm 3 viên:

  • Mẫu hình vuông, hình trụ
  • Kích thước 150x150x150 (mm).

–    Việc làm hỗn hợp của bê tông, đúc bảo dưỡng, khoan cắt mẫu bê tông. Lựa chọn viên mẫu thử nén phải được tiến hành theo (TCVN 3105: 1993).

–    Kết cấu các sản phẩm yêu cầu thử mẫu để nghiệm thu thi công và đưa vào sử dụng. Phải luôn ở tuổi trạng thái nào thì phải thử nén các viên mẫu đúng tuổi và trạng thái đó.

Thứ hai: Kiểm tra và chọn hai mặt mẫu.

–    Khe hở lớn nhất giữa các mẫu với thước thẳng đặt áp sát xoay theo các phương. Không vượt quá 0,05mm trên 100mm được tính từ điểm tì của thước.

–    Khe hở lớn nhất giữa các mẫu với thành thước kẻ góc vuông. Khi tiến hành đặt thành kia áp sát các mặt kề bên của mẫu. Các đường sinh của mẫu bê tông trụ không vượt quá 1mm / 100nm tính từ điểm tì thước trên mặt kiểm tra.

–    Đối với các viên mẫu hình lập phương hoặc các viên nửa dầm đã uốn. Không được phép lấy mặt tạo bởi đáy khuôn đúc và mặt hở để đúc mẫu làm hai mặt chịu lực.

Thứ ba: Tiến hành thử đo cường độ chịu nén của bê tông.

Việc tiến hành đo cường độ chịu nén của bê tông bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định diện tích chịu lực của bê tông mẫu.

Việc đo mẫu chính xác tới 1mm các cặp cạnh song song của 2 mặt trong hình mẫu. Các cặp đường kính phải vuông góc với nhau từng đôi, trên từng mặt chịu lực nén của cácdạng mẫu thử hình trụ). Diện tích của hai mặt dưới và trên dựa trên kích thước trung bình của cặp đường kính và cặp cạnh. Diện tích chịu lực nén khi đó chính là trung bình của diện tích hai mặt.

Bước 2: Xác định tải trọng của mẫu bê tông.

–    Tiến hành chọn thang lực thích hợp trên máy để khi nén tải trọng phá hủy phải nằm trong khoảng 20 – 80% tải trọng cực đại của thang lực nén đã chọn.

–    Đưa mẫu vào trong máy nén để sao cho mặt chịu nén đã chọn nằm vào tâm thớt dưới của máy.

–    Vận hành máy cho mặt trên của mẫu tiếp cận nhẹ nhàng với thớt trên của máy.

–    Sau đó tăng tải liên tục với tốc độ không đổi và bằng 6 r 4 daN/cm2 trong một giây cho đến khi mẫu bị phá hủy.

–    Lực đạt được tối đa là giá trị tải trọng phá hoại mẫu.

Liên hệ tư vấn.

Trambetongtuoi.com Tư vấn miễn phí - Hỗ trợ tận tâm.
Trambetongtuoi.com Tư vấn miễn phí – Hỗ trợ tận tâm.

Để biết thêm chi tiết về thông tin của mác bê tông là gì và các nội dung hữu ích khác. Quý khách hầng vui lòng liên hệ nhanh cho chúng tôi qua địa chỉ:

Quý khách hàng sẽ nhân được sự tư vấn chi tiết nhất từ các chuyên viên tư vấn với hơn 15 năm kinh nghiêm trong nghề. Sau đây chúng tôi chân thành cảm ơn quý khách đã tìm hiểu và tham khảo tới chúng tôi. Mong rằng, sẽ được hợp tác lâu dài và đồng hành cùng với quý khách trong lĩnh vực xây dựng và bê tông tươi. Chúc quý khách nhiềm sức khỏe may mắn thuận lợi trong cuộc sống.

Trả lời

0976 523 388