Biện pháp thi công dầm sàn đúng tiêu chuẩn hiện nay

Trong thi công công trình xây dựng hiện nay có rất nhiều biện pháp thi công dầm sàn. Đây là khâu cực kì quan trọng trong quá trình thi công, đòi hỏi đội ngũ có chuyên môn, am hiểu kiến thức để lên bản vẽ và bắt tay vào thực tế.

Yêu cầu kỹ thuật cho các biện pháp thi công dầm sàn

Đây là khâu quan trọng trong quá trình thi công nên phải tuân thủ theo những yêu cầu sau:

  • Cần có bản vẽ biện pháp thi công dầm sàn, bản vẽ biện pháp thi công cốp pha dầm sàn và biện pháp thi công cột dầm sàn chi tiết.
  • Đảm bảo cột dầm không bị biến dạng khi bị các yếu tố bên ngoài tác động.
  • Cấu kiện khuôn ván phải đúng kích thước, hình dáng.
  • Các cây chống phải đảm bảo chất lượng và được cố định chắc chắn. Cần tính toán cụ thể để phân chia mật độ cây chống phù hợp.
  • Lót bạt hoặc nilon lên ván khuôn sàn tránh mất nước xi măng khi nó khô lại.
  • Chú ý độ chịu lực của đà giáo và ván gỗ.
  • Khi đổ bê tông từ từ, dùng vòi đổ đưa vào các cột để đẩy xuống và dàn đều các lớp bê tông.
Lưu ý về các biện pháp thi công dầm sàn
Lưu ý về các biện pháp thi công dầm sàn

Biện pháp thi công dầm sàn toàn khối đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Khi tiến hành thi công dầm sàn, để đảm bảo chất lượng và độ an toàn cần tiến hành theo từng bước một. Cụ thể:

Bước 1: Gia công lắp dựng giàn giáo

Sau khi đã lên bản thiết kế, bước đầu tiên là tiến hành lắp giàn giáo.

  • Kỹ sư, giám sát công trình cần đo đạc để xác định cao độ, tìm trục tim thật chính xác tuân thủ theo đúng bản vẽ biện pháp thi công cốp pha dầm sàn.
  • Tiến hành lắp giàn giáo một cách cẩn thận, đảm bảo an toàn, đi theo hướng mà bản vẽ biện pháp thi công ván khuân dầm sàn đã vạch ra. Cần đặc biệt chú trọng bước này bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn của người thi công.

Bước 2: Gia công lắp dựng cốp pha

  • Đảm bảo ván tốt, đạt chất lượng, không bị cong vênh
  • Cân đo độ rải ban xà gồ hợp lý
  • Lắp ván dầm trước rồi đến ván sàn
  • Đục nhám ở đầu cột
  • Vệ sinh lại ván sàn sau khi lắp đặt xong và tiến hành chuyển thép lên
Chi tiết biện pháp thi công cột dầm sàn
Chi tiết biện pháp thi công cột dầm sàn

Xem thêm:

  • Hướng dẫn các bước lắp cốp pha chi tiết

Bước 3: Gia công lắp dựng cốt thép

  • Lựa chọn loại thép chất lượng, phù hợp với yêu cầu của công trình
  • Lắp đặt cốt thép theo đúng khoảng cách, vị trí bản vẽ đề ra, sử dụng con kê bê tông để cố định cốt thép sàn chắc chắn.
  • Kiểm tra lại vị trí đặt, độ chắc chắn của các móc
  • Vệ sinh sạch sẽ những chỗ bị hoen gỉ trước khi đổ bê tông

Xem thêm:

Bước 4: Gia công lắp đặt điện nước âm sàn

  • Nếu làm điện nước ngầm, âm sàn thì sau khi đổ bê tông cần đi sẵn các dây điện nước
  • Đặt ống chờ cho ống nước âm sàn. Nên sử dụng các loại ống cứng, độ bền cao có thể chịu được áp lực đè nén của bê tông.

Bước 5: Kiểm tra và tiến hành đổ bê tông sàn

  • Sau khi hoàn thành 4 bước trên thì tiến hành kiểm tra tổng thể lại một lần nữa xem còn vấn đề gì cần khắc phục không.
  • Tiến hành đổ bê tông đã trộn. Lưu ý dàn đều bê trông.
  • Sau khi đổ từ 12-24 tiếng tùy vào điều kiện thời tiết tiến hành bảo dưỡng bê tông

Bước 6: Gia công bảo dưỡng bê tông dầm sàn

Bảo dưỡng dầm sàn bằng cách tưới nước đều đặn hằng ngày, đảm bảo độ ẩm cho bê tông.

Xem thêm:

Một số lưu ý khi thi thực hiện biện pháp thi công dầm sàn

Khi thi công vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu cần có biện pháp thi công dầm sàn toàn khối rõ ràng cụ thể. Bởi có đảm bảo an toàn người thi công mới vững tâm làm việc, mang lại hiệu suất công việc cao.

Những thiết bị liên quan đến quá trình thi công cần được bảo quản ở nơi có điều kiện tốt để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng. Chỉ những người có chuyên môn, am hiểu về kỹ thuật mới được phép sử dụng, tránh trường hợp người ngoài sử dụng gây hỏng hóc.

Kiểm tra hạn sử dụng của xi măng cũng như chất lượng sắt thép không bị hoen gỉ nhiều

Lưu ý khi thi công cột dầm sàn
Lưu ý khi thi công cột dầm sàn

Kiểm tra máy móc, thiết bị thi công kỹ càng đảm bảo mọi thứ đều có đủ cho quá trình thi công.

Khi thi công những phần quan trọng như móng nhá, mái nhà, dầm sàn,…thì biện pháp thi công dầm sàn tầng mái và biện pháp thi công cột dầm sàn quan trọng hơn cả, thi công dầm sàn tầng mái cần chọn ngày để tránh bị ảnh hưởng bởi thời tiết. Nếu đang thi công gặp trời mưa lớn cần dừng lại và che chắn tốt những phần đã làm.

Đảm bảo thi công đúng trình tự, không làm đảo lộn các bước theo quy tắc để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Những bước kiểm tra, bảo dưỡng chất lượng sau khi đổ cũng rất quan trọng nên không được làm qua loa. Phải kiểm tra thật kỹ để đảm bảo độ bền vững, chắc chắn của công trình.

Xem thêm:

Thời gian để bê tông khô và có thể tiến hành tháo dỡ cốp pha?

Bê tông đổ dầm được bảo vệ bởi một lớp cốp pha bên ngoài. Thông thường, sau khi đổ xong khoảng 3-4 tuần bê tông sẽ khô lại và đông cứng. Khi đó có thể tiến hành tháo dỡ cốp pha.

Tùy thuộc vào tình hình thời tiết mà khoảng thời gian này có thể bị xê dịch.

Đảm bảo an toàn khi tháo dỡ cốp pha
Đảm bảo an toàn khi tháo dỡ cốp pha

Trên thực tế, có nhiều trường hợp không tuân theo trình tự, tự ý tháo dỡ cốp pha khi chưa đạt yêu cầu. Điều này sẽ gây nên tình trạng sụp đổ, gãy cấu kiện bê tông ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người thi công.

Nếu trường hợp bắt buộc phải tháo dỡ cốp pha sớm hơn dự kiến, cần có các biện pháo chống đỡ để đảm bảo an toàn.

Xem thêm:

Trên đây là thông tin về biện pháp thi công dầm sàn chuẩn kỹ thuật để đạt chất lượng và hiệu quả công việc tốt nhất. Cùng với đó là những lưu ý cần đảm bảo khi thi công để không bị ảnh hưởng đến tiến độ cũng như là chất lượng công trình. Tham khảo thêm nhiều bài viết nữa tại website: Trambetongtuoi.com để cập nhật thông tin mới nhất nhé!

Trambetongtuoi.com – Đơn vị cung cấp bê tông, vật liệu xây dựng số 1 TP.HCM

Trả lời

0876 868 995