Bảng tiến độ thi công là mẫu bảng được lập ra để giúp các chủ đầu tư theo dõi quá trình thi công có đúng với tiến độ hay không. Trong bài viết dưới đây Trạm bê tông tươi sẽ hướng dẫn bạn cách lập bảng tiến độ thi công đầy đủ, cụ thể nhất.
Download mẫu bảng tiến độ thi công mới nhất 2024 miễn phí
Dưới đây là mẫu bảng tiến độ thi công thông dụng mà Trạm bê tông tươi thường sử dụng. Bạn có thể tải về tại: https://drive.google.com/file/d/1nouT6U5qsKHIV9SDEeJ0u-qFn8idlYmA/view?usp=sharing
Bảng tiến độ thi công là gì?
Bảng tiến độ thi công được hiểu khái quát là sơ đồ tiến trình để các hạng mục xây dựng dựa vào để tiến hành thi công theo đúng tiến độ. Bảng tiến độ sẽ thể hiện rõ ràng sự ràng buộc về mặt thời gian và không gian các hạng mục thi công trong mỗi công trình.
Bảng tiến độ cũng được coi là một văn bản mang tính pháp lý giữa nhà thầu thi công và chủ đầu tư cùng nhau cam kết trên hợp đồng. Chính vì thế, các chủ đầu tư có thể dựa vào bảng tiến độ để kiểm tra và đánh giá tiến độ thi công công trình.
Chức năng của bảng tiến độ thi công
Dựa vào quá trình thi công của mỗi dự án để xem xét đến chức năng của các tiến độ khác nhau được đưa ra:
+ Khi dự án chưa diễn ra thì bảng tiến độ thi công có chức năng giống như một bảng kế hoạch và cách thức triển khai dự án.
+ Khi dự án đang được tiến hành thì chức năng của bảng tiến độ thi công sẽ là dùng để quan sát quá trình diễn ra của các hạng mục trong kế hoạch.
Xem thêm:
- Bảng dự toán xây dựng nhà ở mới nhất 2024
Những phương pháp lập bảng tiến độ thi công
Hiện nay có 4 phương pháp để lập bảng tiến độ thi công, mỗi phương pháp đều có điểm mạnh riêng, vì vậy cần hiểu rõ các phương pháp mới có thể lựa chọn được cách phù hợp nhất cho công trình.
Phương pháp đường dẫn quan trọng – Critical path
Đây là phương pháp để tính toán lịch trình của dự án và kiểm soát thời gian sao cho hiệu quả. Với tiêu chí xác định thời gian cho từng hạng mục, khi một hạng mục trước đó được hoàn thành sau đó mới bắt đầu thực hiện hạng mục tiếp theo. Phương pháp này có ưu điểm là kiểm soát thời gian tốt, tránh việc trì hoãn chậm chễ khi thực hiện.
Phương pháp ước lượng và đánh giá – PERT
Với phương pháp PERT các công việc từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc của dự án sẽ được liệt kê chi tiết và xác định thời gian hoàn thành với 3 tiêu chí: thời gian hoàn thành sớm nhất – thời gian hợp lý để hoàn thành – thời gian hoàn thành lâu nhất. Nhờ vào cách này, có thể ước lượng tổng thời gian hoàn thành dự án, do đó đây là một phương pháp được sử dụng nhiều tại các công trình dự án quy mô lớn.
Xem thêm:
- Mẫu nhật ký ép cọc bê tông mới nhất 2024
Phương pháp đường cân bằng – LOB
Đường cân bằng là phương pháp xác định tiến độ thi công cho những công trình có các hạng mục giống nhau. Ví dụ tòa chung cư cao tầng, các tầng giống nhau nên thời gian thi công sẽ bằng nhau.
Biểu đồ Gantt
Đây là phương pháp đơn giản liệt kê chi tiết các hạng mục thi công và theo dõi thời gian thực hiện của từng hạng mục đó, thời gian theo dõi được ghi chi tiết ngày bắt đầu và ngày kết thúc.
Các bước để lập bảng tiến độ thi công chính xác
Dưới đây là các bước lập bảng tiến độ thi công một cách chính xác mà chúng tôi tổng hợp đươc các bạn cho thể tham khảo.
Bước 1: Xác định công việc cần làm
Ở bước này bạn cần chú ý những điều sau:
+ Phân công công việc cụ thể, hợp lý trong từng khoảng thời gian
+ Lựa chọn thời gian phù hợp, gần với tiến độ chủ đầu tư yêu cầu
+ Ghi rõ những hạng mục quan trọng để khi thi công mọi người chú ý, tập trung hơn.
Bước 2: Sắp xếp thứ tự công việc
Việc sắp xếp này rất quan trọng bởi nó sẽ giúp cho dự án hoàn thành đúng với tiến độ và kế hoạch đã đề ra. Để được như vậy bạn cần nắm được mối quan hệ giữa những công việc để sắp xếp sao cho khoa học, bài bản.
Các công việc có thể sắp xếp như sau:
+ Sắp xếp nối tiếp nhau, xong việc này rồi mới đến việc khác
+ Tiến hành song song các công việc
+ Kết thúc công việc cùng lúc
Bước 3: Ước lượng vật liệu, nhân công và chi phí
Ở bước này cần định lượng được số lượng các nguyên vật liệu, vật tư, máy móc cùng số lượng nhân công thi công và tính toán các khoản chi phí cho từng hạng mục.
Tất cả đều phải được chuẩn bị từ trước khi diễn ra các hạng mục thi công.
Bước 4: Tính toán thời gian thực hiện
Bước này đỏi hỏi phải phân tích, tính toán cụ thể thời gian cần thiết để hoàn thành dành cho từng hạng mục công việc.
Bạn có thể tham khảo cách ước lượng thời gian sau đây:
+ Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, người có chuyên môn, kinh nghiệm trong việc tính toán thời gian
+ So sánh với các dự án có kết cấu, quy mô tương tự
+ Ước lượng các tham số hóa
+ Phân tích PERT để đánh giá thời gian của một hoạt động dựa vào công thức: (Thời gian bi quan + 4 x Thời gian khả thi + Thời gian khả quan) / 6
Bước 5: Xây dựng bảng tiến độ công việc
Sắp xếp tiến độ, các nguồn lực, tài nguyên và thời gian mỗi công việc thành một bản kế hoạch cụ thể. Có thể xây dựng bảng tiến độ bằng những công cụ sau:
+ Sử dụng phương pháp đường găng
+ Sử dụng phần mềm MS Project
Bước 6: Theo dõi và giám sát
Sau khi có bảng tiến độ công việc hoàn chỉnh, bên phía nhà thầu xây dựng sẽ dựa vào đó và tiến hành thi công theo đúng kế hoạch để đảm bảo tiến độ thi công đúng như kế hoạch đề ra. Còn về phía chủ đầu tư sẽ căn cứ vào đó để giám sát quá trình thi công đến đâu, có trùng với tiến độ đề ra hay không.
10 phần mềm lập bảng tiến độ thi công dễ sử dụng
- Buildertrend
- Red Team
- Sage 300 Construction
- Nhà thầu Sage 100
- Autodesk BIM 360
- Plangrid
- Autodesk Constructware
- FastCons
- Excel
Trên đây là những tổng hợp của Trạm bê tông tươi về cách lập bảng tiến độ thi công chuẩn nhất dựa trên nhiều công cụ khác nhau để bạn tham khảo. Hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ mang đến cho bạn thêm nhiều kiến thức bổ ích về lĩnh vực này. Mọi thắc mắc của quý khách hàng về bảng tiến độ thi công hay bất kì thông tin nào của chúng tôii vui lòng liên hệ với Trạm bê tông tươi theo địa chỉ:
Website: Trambetongtuoi.com
Hotline: 082 5550 555
Email: betongtuoi258@gmail.com