Cốt thép là một ví trí rất quan trọng trong các công trình xây dựng, đặc biệt là quy cách nối thép cột sao cho đúng tiêu chuẩn. Dưới đây là tiêu chuẩn nối thép cột và các cách nối thép đúng quy định mà chúng tôi đã tổng hợp lại các bạn có thể tham khảo.
Tiêu chuẩn nối thép cột đúng kỹ thuật
Vị trí nối thép cột
Thép cột là vị trí chịu tải trọng chính cho công trình, nó được liên kết với bê tông và chủ yếu chịu lực uốn tạo nên sự ổn định bền vững. Vị trí nối thép cột tốt nhất chính là giữa cột vì ở giữa không phải chịu quá nhiều lực uốn mà chỉ tác động chủ yếu ở 2 vị trí đầu cột và chân cột.
Nhưng đối với các cột thép có độ dài lớn, nối thép ở giữa cột thường thi công khó khăn, dễ bị nghiêng vẹo cho nên phương án nối thép ở chân cột vẫn là một cách tối ưu mà vẫn đúng quy định nối thép cột.
Xem thêm:
- Cách đổ bê tông cột, dầm, sàn đúng kỹ thuật
Quy định về chiều dài nối thép cột
Chiều dài nối thép cột quy định tối thiểu là 30D, D là ký hiệu viết tắt cho đường kính của thanh thép.
Ví dụ:
Thép phi 16 sẽ có chiều dài nối thép tối thiểu là: 30 x 16 = 480mm
Thép phi 18 sẽ có chiều dài nối thép tối thiểu là: 30 x 18 = 540mm
Lưu ý: Chiều dài đoạn nối tối thiểu cần lớn hơn 250mm, áp dụng đối với thép có gờ cán nóng ≤ D32mm, loại mác bê tông 250 trở lên và có thép đai nhỏ hơn CB300T.
Quy cách nối thép cột đúng chuẩn
Quy cách đúng của tiêu chuẩn nối thép cột cần đáp ứng những tiêu chí sau:
- Chiều dài quy định nối thép cột tối thiểu là 30D
- Trên mặt ngang tiết diện không nối quá 50% diện tích cốt thép.
- Tăng cường thép đai cột trên toàn bộ mối nối khi nối thép tại vị trí chân cột.
- Chỉ nối thép cột trong 3 ví trị bắt buộc: ở giữa và 2 đầu cột.
Các cách nối thép cột đạt tiêu chuẩn
Có 3 cách nối thép cột tiêu chuẩn hiện nay đó là nối bằng dây kẽm, nối ren và nối hàn.
Nối thép cột bằng dây kẽm
Sử dụng dây kẽm là phương pháp sử dụng dây thép 1 – 2mm buộc vào đoạn nối của thép nhằm cố định vị trí.
Nối sắt cột bằng dây kẽm có thể thực hiện hoàn toàn thủ công một cách nhanh chóng mà không cần đến công nghệ máy móc hiện đại nhưng độ hiệu quả, chắc chắn lại rất tuyệt vời vì vậy cách này đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay tại các công trình xây dựng.
Xem thêm:
- Những quy định nối cọc bê tông tiêu chuẩn
Nối thép cột bằng nối ren (Coupler)
Phương pháp nối thép cột bằng nối ren hay có tên gọi khác là Coupler là cách nối thép bằng đoạn ống ren liên kết 2 đầu thép với nhau. Vì đường kính thép chờ cột phải to và 2 đầu thép cần gia công bằng máy móc hiện đại để nhét được vào ống ren cho nên cách này tốn kém rất nhiều chi phí, không được sử dụng tại các công trình nhà dân dụng, công nghiệp.
Xem thêm:
- Công thức tính kích thước cột nhà mới nhất 2024
Nối thép cột bằng liên kết hàn
Nối thép cột bằng liên kết hàn thường được sử dụng tại những công trình có quy mô diện tích cốt thép lớn, hàn liên kết trực tiếp các thanh thép với nhau giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với buộc kẽm. Có nhiều cách hàn để nối sắt cột như: hàn hồ quang, hàn tiếp xúc, hàn điện trở, hàn đối đầu,…mỗi cách hàn đều có những tiêu chuẩn nối thép cột riêng nhưng nhìn chung sau khi hàn cần đảm bảo các yếu tố sau để tạo nên mối nối chất lượng: bề mặt nhẵn, mối nối không đứt quãng, không có bọt và không giảm diện tích cục bộ.
Sau những gì mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên hy vọng bạn đã có thể hiểu rõ tiêu chuẩn nối thép cột là gì và các cách nối thép cột phổ biến hiện nay. Trạm bê tông tươi là đơn vị cung cấp các vật liệu xây dựng uy tín cùng đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm vì vậy nếu bạn có nhu cầu tham khảo giá vật liệu hay bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ.
T2 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội
ĐT: 082 555 0 555
Zalo: 082 555 0 555
Email: tonthepxaydung@gmail.com