Hướng dẫn đổ bê tông sàn, cột, dầm, móng đúng kỹ thuật

Để tạo nên một công trình vững chắc, bền vững thì việc đổ bê tông đóng một vai trò rất quan trọng đặc biệt là ở các vị trí trọng yếu của ngôi nhà như cột, dầm, sàn, móng. Nhưng làm thế nào để đổ bê tông đúng cách? ở ngay bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé !

Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông

Để quá trình đổ bê tông diễn ra được thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất thì công tác chuẩn bị là việc không thể thiếu. Nếu không chuẩn bị kĩ càng trước khi thi công đôi khi sẽ gặp những sự cố không may xảy ra khiến tiến độ thi công bị cản trở và phát sinh thêm nhiều phí phí.

Nhân lực thi công:

Cần sắp xếp đội ngũ thi công hợp lý, không thiếu và cũng không nên thừa, bố trí thiếu người thì thời gian thi công sẽ bị kéo dài còn thừa người sẽ gây tốn kém chi phí chi trả. 

Nếu lựa chọn bê tông tươi để đổ cho công trình thì nguồn nhân lực có thể giảm xuống, do bê tông tươi được vận hành chủ yếu từ máy móc nên không cần thiết sử dụng quá nhiều người. Đối với bê tông trộn truyền thống thì phải thực hiện thủ công từng công đoạn như trộn bê tông, kéo máy tời, kéo xe rùa,…

Sắp xếp nhân lực thi công một cách hợp lý
Sắp xếp nhân lực thi công một cách hợp lý

Chuẩn bị vật liệu đổ bê tông:

Trong trường hợp công trình của các bạn sử dụng bê tông trộn tay thì cần tập kết đầy đủ số lượng vật liệu đã tính toán tại công trường xây dựng, tránh việc thiếu vật liệu gây cản trở đến tiến độ thi công.

Còn sử dụng bê tông tươi để đổ bê tông thì thay vì phải tập kết nguyên vật liệu thì ta cần đảm bảo xe bồn, xe bơm bê tông đến đúng giờ yêu cầu. Do bê tông đã được trộn sẵn tại trạm trộn và được vận chuyển tới công trình vì vậy cần đến công trình đúng thời gian đã xác định trong hợp đồng.

Vật liệu cần thiết khi đổ bê tông
Vật liệu cần thiết khi đổ bê tông

Kiểm tra hệ thống cốp pha, cốt thép:

Cốp pha trước khi đổ bê tông cần được kiểm tra kỹ càng, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, các điểm liên kết đủ số lượng ốc vít, bulong và được siết chặt. Cốp pha không được hở rò rỉ để tránh bê tông bị trào ra ngoài, không giữ được nước cho bê tông.

Với hệ thống cốt thép cần đảm bảo đủ số lượng, kích thước và đúng với cách bố trí thép trong bản vẽ. Tại các mối nối cần sử dụng dây thép mềm buộc chặt, không được buộc cách nhau quá thưa sẽ làm cho cốt thép không cố định ảnh hưởng đến chất lượng bê tông.

Cốt thép cần được kiểm tra kỹ trước khi đổ bê tông
Cốt thép cần được kiểm tra kỹ trước khi đổ bê tông

Chạy thử máy móc đổ bê tông:

Các loại máy cần sử dụng trong việc đổ bê tông như: máy trộn, máy bơm, máy tời, máy đầm,… cần được hoạt động thử trước khi thi công để tránh những trục trặc, hỏng hóc ảnh hưởng đến quá trình đổ bê tông.

Hưỡng dẫn quy trình đổ bê tông đúng kỹ thuật

Quy trình đổ bê tông móng tiêu chuẩn 

Móng là kết cấu chịu lực cho toàn bộ công trình nên cần đảm bảo độ cứng, khả năng chịu lực của bê tông móng phải ở mức tối đa. Dưới đây là quy trình đổ bê tông móng mà các bạn có thể tham khảo:

Kiểm tra kết cấu móng thép đảm bảo đúng với thiết kế, không được tuỳ ý thay đổi kết cấu thép theo kinh nghiệm của thợ, số lượng và độ dài thép đầy đủ, liên kết thép chặt chẽ bằng dây buộc thép để thép cố định, không bị xô lệch.

Đổ bê tông móng với quy trình tiêu chuẩn
Đổ bê tông móng với quy trình tiêu chuẩn

Đổ bê tông theo cách thức xa trước gần sau, ở vị trí xa nhất so với địa điểm trộn bê tông, có thể vận chuyển bê tông bằng xe rùa, xe cút kít chạy trên các thanh ván bắc trên móng. Hoặc với bê tông tươi sẽ dòng ống bơm ra xa để dễ dàng bơm tại các vị trí xa, cần nhiều bê tông. Không được đứng hoặc đi lại trên cốp pha, cốt thép để không làm ảnh hưởng đến độ cố định của chúng.

Cần đầm một cách tỉ mỉ để bê tông có được san đều, không bị lỏng loãng bên trong.

Xem thêm:

Quy trình đổ bê tông cột 

Đổ bê tông từ trên xuống theo miệng của cốp pha, đối với các loại cốp pha có cửa đổ thông thì có thể đổ tại đó, đổ từ từ, nhẹ nhàng tránh ào ạt làm bê tông không được đồng đều.

Không nên đổ bê tông rơi tự do quá 2m khi đổ để hạn chế trường hợp bị văng bê tông.

Đổ bê tông cột trong xây dựng
Đổ bê tông cột trong xây dựng

Vì là cột theo phương thẳng đứng nên cần sử dụng máy đầm mỗi lớp khoảng 30 – 50 cm, thời gian đầm giao động trong khoảng 40 giây đến 1 phút.

Các vật liệu nặng như đá, sỏi, thường lọt hết xuống dưới gây ra tình trạng rỗ ở đáy cột. Có thể sử dụng một lớp vữa khoảng 10 cm lót dưới đáy để giảm tình trạng đó.

Xem thêm:

Quy trình đổ bê tông sàn

Đổ bê tông sàn cần đổ xa trước gần sau, đổ giật lùi từ ngoài vào để bê tông liền thành một khối, tránh tình trạng bê tông bị phân tầng.

Chia sàn thành các dải 1 – 2 mét để có thể đổ một cách dễ dàng hiệu quả, kiểm soát quá trình đổ một cách khoa học.

Khi đổ bê tông sàn gần đến dầm chính khoảng 1 mét thì ta tiến hành đổ bê tông vào dầm. 

Đổ sàn bê tông cần để ý đến điểm đánh dấu trên cốp pha, nếu vượt quá sẽ khiến độ dày bê tông bị ảnh hưởng, hoặc đổ chưa tới tức là chưa đủ độ dày tiêu chuẩn.

Đầm kỹ càng đảm bảo bê tông lọt đều xuống ôm trọn cốt thép, sử dụng bàn xoa hoặc thanh cán làm phẳng bề mặt bê tông. Cần cán phẳng đều không nên để bê tông bị dốc quá nhiều, tránh để nước đọng ở góc hoặc cạnh sát cốp pha.

Đổ bê tông sàn từ ngoài vào trong
Đổ bê tông sàn từ ngoài vào trong

Xem thêm:

Quy trình đổ bê tông dầm

Dầm sẽ được đổ bê tông cùng lúc với hệ sàn, trước khi tiến hành đổ cần kiểm tra kích thước dầm, độ cao hợp lý của dầm là 30 – 40cm.

Với những trường hợp dầm đổ cao thì có thể đổ theo từng mét một, hoặc đổ bê tông dầm sàn cuốn chiếu theo dạng bậc thang mà không đổ ồ ạt cùng lúc.

Nếu dầm về hệ sàn liên kết với cột thì tại vị trí đó khi đổ cột dưới cần lưu ý khoảng cách đến bản dầm, nếu cách dầm 2 3cm thì tạm nghỉ đổ bê tông khoảng 1 2 giờ để bê tông có thời gian co ngót sau đó mới tiếp tục đổ đến dầm.

Đổ bê tông nên chọn loại mác bao nhiêu?

Đối với các công trình nhà ở, nhà dân dụng thì khi đổ bê tông cho các hệ móng, dầm, sàn, cột nên sử dụng mác bê tông 250, vừa có độ cứng cao, khả năng chịu tốt và tối ưu được chi phí cho chủ đầu tư.

Các công trình quy mô lớn như nhà cao tầng, chung cư, tầng hầm,… cần khả năng chịu lực lớn thì nên sử dụng mác bê tông trên 400.

Xem thêm:

Sau những gì mà chúng tôi đã tổng hợp ở trên hy vọng bạn đã hiểu rõ đổ bê tông là gì và quy trình đổ bê tông như thế nào là đúng cách. Với hơn 15 năm kinh nghiệm dày dặn trong nghề cùng đội ngũ công nhân viên chuyên nghiệp, Trạm bê tông tươi tự tin mang đến cho quý khách những kiến thức bổ ích trong xây dựng, mang đến những giá trị tích cực góp phần làm nên sự phát triển cho ngành xây dựng tại Việt Nam.

Trạm bê tông tươi

Điạ chỉ: T2 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội

ĐT: 082 555 0 555

Zalo: 082 555 0 555

Email: tonthepxaydung@gmail.com

Trả lời

082 555 0 555