Đà kiềng là gì? Vai trò và kỹ thuật thi công chính xác

Để có một nền móng vững chắc thì đà kiềng và giằng móng là những yếu tố quan trọng nhất. Vậy đà kiềng là gì? Tác dụng và sự khác nhau giữa đề kiềng và giằng móng như thế nào? Trạm Bê Tông Tươi sẽ giải đáp giúp bạn tại bài viết dưới đây!

Đà kiềng là gì?

Đà kiềng là phần liên kết các cột móng lại với nhau để tạo thành một bộ khung vững chắc. Đà kiềng nằm phía trên đài móng. Cùng với đài móng là thành phần quan trọng nhất, tạo nên sự ổn định của móng nhà.

Đà kiềng là gì
Đà kiềng là gì

Vai trò của đà kiềng là gì?

Đà kiềng có những công dụng chính như sau:

  • Chịu lực của tường có tác động từ trên xuống. Sau đó cân bằng với lực từ dưới lên của giằng móng. Giúp cho hệ móng vững chắc không gặp tình trạng lún lệch.
  • Tạo liên kết giữa các cột có một khoảng cách ổn định, giữ cho cột không bị xê dịch khi thi công sàn mái.
  • Chịu tải trọng cho tường, hạn chế được các vết nứt sau khi sử 
Vai trò của đà kiểng là gì
Vai trò của đà kiểng là gì

Kích thước cao độ của đà kiềng

Kích thước của đà kiềng phụ thuộc vào loại móng là gì. Có 2 trường hợp móng sau đây các bạn có thể tham khảo:

Đối với móng băng và móng đơn

Cao độ của đà kiềng thấp hơn 7 – 10cm so với mặt nền công trình (tính đến lớp gạch lát nền).

Xem thêm:

Đối với móng cọc cừ tràm

Đặt đà kiềng tại móng cọc cừ tràm cần có sự giám sát và tư vấn từ những người có chuyên môn để đem lại hiệu quả tốt nhất, nhưng bạn có thể tham khảo qua 2 cách sau:

Cách 1: Đặt kích thước chiều dài, chiều rộng của đà kiềng bằng và bằng với chiều cao của đài cọc. Cách này phù hợp cho các công trình không có tác động lớn từ lực.

Cách 2: Đặt kích thước chiều dài, chiều ngang của đà kiềng theo chiều dọc và bằng với chiều cao đài cọc. Cách này sẽ phù hợp hơn với công trình nhà phố, nhà dân dụng.

Kích thước đà kiềng như nào là chuẩn
Kích thước đà kiềng như nào là chuẩn

>> Xem thêm: Tổng quan về giằng móng là gì, vai trò, cách tính toán

Quy trình thi công đà kiềng đúng kỹ thuật

Dưới đây là quy trình các bước thi công đà kiềng tiêu chuẩn:

Bước 1: Bố trí thép đà đúng vị trí và yêu cầu kĩ thuật, sử dụng con kê bê tông nâng cốt thép, đảm bảo chiều dày lớp bê tông bảo vệ thép

Bước 2: Lắp cốt pha, ván gỗ để tạo khuôn đổ bê tông cho đà kiềng.

Bước 3: Đổ bê tông, yêu cầu đầm dùi kĩ

Bước 4: Sau 1 – 2 ngày tháo ván khuôn dầm.

Xem thêm:

Quy trình thi công đà kiềng đúng kỹ thuật
Quy trình thi công đà kiềng đúng kỹ thuật

Sự khác nhau giữa đà kiềng và giằng mòng

Giằng móng nằm ở vị trí dưới cùng, liên kết các đài móng lại với nhau thành 1 khối vững chắc. Khi các đài móng chịu lực cho ngôi nhà, giằng móng sẽ liên kết các này lại với nhau, tránh để nó bị nghiêng hay chịu lực phân bố không đều lên 1 đài móng nào đó.

Giằng móng sẽ chịu lực của mặt đất theo chiều từ dưới lên, sẽ bị vồng lên. Trong khi đó, đà kiềng nằm phía trên chịu lực từ trên xuống của tường nhà, sẽ bị võng xuống. Hệ đà kiềng và giằng móng này tạo nên một lực đối nhau, giúp cho móng nhà trở nên chắc chắn, vững chãi.

Ngày nay, khi thi công người ta thường kết hợp 2 bộ phận này gần với nhau để tăng kích thước và khả năng chịu lực. Nếu công trình nào có móng quá cao thì người ta mới tách riêng ra và xây gạch ở giữa để tiết kiệm chi phí.

Phân biệt đà kiềng và giằng móng
Phân biệt đà kiềng và giằng móng

Bài viết trên của Trạm Bê Tông Tươi là những kiến thức về đà kiềng là gì? mong rằng các bạn đã tích lũy thêm kiến thức của mình về thông tin của ngành xây dựng nhà ở hiện nay, từ đó vận dụng một cách chính xác vào công trình của chính mình.

Trạm Bê Tông Tươi có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng. Chúng tôi còn cung cấp các loại vật liệu xây dựng giá tốt, tận xưởng. Nếu bạn cần tư vấn về kĩ thuật xây dựng hay tìm hiểu các sản phẩm của chúng tôi, liên hệ ngay:

Website: Trambetongtuoi.com 

Hotline: 082 5550 555

Email: betongtuoi258@gmail.com

Trả lời

0876 868 995