Thi công cốp pha dầm sàn là công việc quan trọng giúp công trình đạt được chất lượng cao. Vậy làm thế nào để thi công cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật? Hãy cùng Trạm bê tông tươi tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé.
Yêu cầu khi triển khai thi công cốp pha dầm sàn
Việc thi công cốp pha dầm sàn không thể diễn ra một cách tùy ý mà phải tuân thủ những yêu cầu kỹ thuật như sau:
- Bám sát bản vẽ cốp pha dầm sàn, đảm bảo cốp pha được thực hiện lắp ghép đúng theo bản vẽ yêu cầu, vì hệ thống cốp pha dầm sàn đã được các kiến trúc sư tính toàn lỹ lưỡng về kết cấu và khả năng chịu tải trọng.
- Đảm bảo các vật liệu cốp pha trong tình trạng sử dụng tốt, không bị cong vênh, đúng hình dáng kích thước theo quy định. Trong quá trình sử dụng phải đảm bảo khả năng chịu lực từ lúc đổ bê tông đến lúc tháo dỡ.
- Lắp đặt cốp pha xong mới tiến hành lắp cốt thép. Cốp pha cần độ khít tuyệt đối, để bê tông được liền khối không bị rò rĩ, vãi ra ngoài.
- Tính toán khoảng cách giữa vách khuôn và cốt thép hợp lý để khả năng chịu lực được tối ưu.
Xem thêm:
- Công thức tính toán cốp pha trong xây dựng
Cách đóng cốp pha dầm sàn tiêu chuẩn
Để cốp pha đạt được chất lượng tốt nhất thì cần có biện pháp thi công cốp pha dầm sàn theo một quy trình đạt chuẩn đó là dầm trước xong mới đến sàn, chi tiết thực hiện như sau:
Thi công cốp pha dầm:
Bước 1: Xác định tim dầm bằng công cụ hỗ trợ chuyên dụng.
Bước 2: Lắp đặt cột chống đỡ dầm, có thể sử dụng cột chống chữ T đặt sát cột, sau đó cố định các cột chống lại. Vị trí tim dầm cũng cần bố trí cột chống để đảm bảo khả năng chịu lực.
Bước 3: Trải ván đáy lên xà đỡ cột chống và cố định 2 đầu ván bằng giằng.
Bước 4: Lắp ghép các tấm ván khuôn để tạo hình cốp pha dầm, có thể sử dụng đinh để liên kết loại cốp pha ván gỗ, hoặc bulong ốc vít, thép buộc để liên kết cốp pha sắt định hình.
Bước 5: Kiểm tra tim dầm và điều chỉnh độ cao đáy dầm dựa trên bảng tính cốp pha dầm sàn.
Thi công cốp pha sàn:
Bước 1: Xác định chiều cao của sàn so với mặt đất để ghép cốp pha với kích thước chính xác.
Bước 2: Định hình khung cốp pha và kết hợp các xà gồ chống đỡ để đảm bảo độ chắc chắn.
Bước 3: Lắp các tấm cốp pha sàn lên bề mặt đảm bảo độ khít, không bị hở và liên kết chúng với hệ thống cốp pha dầm.
Bước 4: Nghiệm thu cốp pha dầm sàn, đảm bảo đúng với bản vẽ, chắc chắn, không bị hở, số lượng thanh chống đỡ đạt đủ số lượng.
Xem thêm:
- Biện pháp thi công dầm sàn đúng kỹ thuật
Hướng dẫn tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Giai đoạn tháo dỡ chỉ được thực hiện khi đã đủ thời gian tháo cốp pha dầm sàn tối thiểu là 28 ngày sau khi đổ bê tông hoặc đã đạt độ cứng theo quy định.
Lưu ý khi tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Tháo dỡ cẩn thận, tỉ mỉ, không vội vàng.
Không tháo dỡ toàn bộ cốp pha và thanh chống cùng 1 lúc tránh tạo ra ứng suất đột ngột.
Cần thực hiện bởi những người có kiến thức và kinh nghiệm.
Thời gian tháo dỡ cốp pha:
- Khi độ cứng bê tông đạt 50% với bản dầm vòm có khẩu nhỏ hơn 2m.
- Khi độ cứng bê tông đạt 70% với bản dầm vòm có khẩu từ 2 – 8.
- Khi độ cứng bê tông đạt 90% với bản dầm vòm có khẩu trên 8m.
Xem thêm:
- Thời gian đông kết của bê tông là bao lâu?
Các bước tháo dỡ cốp pha dầm sàn
Tháo dỡ lần lượt từng bộ phận cốp pha.
Giữ lại các đà giáo, thanh chống đỡ cách nhau khoảng 3 mét dưới các dầm thường có nhịp lớn hơn 4m.
Trên đây là tất cả thông tin về cốp pha dầm sàn được chúng tôi tổng hợp một cách chi tiết. Nếu bạn đang có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu báo giá bê tông tươi cùng các vật liệu xây dựng khác hãy liên hệ trực tiếp với Trạm bê tông tươi qua địa chỉ liên lạc.
Hotline: 082 5550 555
Website: trambetongtuoi.com.
Trụ sở: Số 24 D7, KDT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông.