Cách nối thép dầm và quy cách nối tiêu chuẩn

Trong xây dựng hiện nay việc nối thép dầm đã trở nên vô cùng dễ dàng nhờ vào đa dạng phương pháp nối. Đem lại hiệu quả lao động cao mà vẫn đảm bảo chất lượng thép dầm tốt. Vậy có những cách nối thép dầm nào và nối thép dầm sao cho đúng? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tại bài viết này nhé.

Các cách nối thép dầm trong xây dựng

Nối thép dầm bằng dây kẽm buộc

Đây là cách nối cốt thép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay nhờ vào việc thi công dễ dàng, tiện lợi.

Sử dụng những đoạn thép 1 – 2 mm buộc trực tiếp vào các đoạn cần nối của thép bằng thao tác buộc thủ công. từ những người thợ, không cần sự hỗ trợ đến từ các loại máy móc hiện đại.

Nối thép dầm bằng dây kẽm dễ thực hiện, nhanh chóng
Nối thép dầm bằng dây kẽm dễ thực hiện, nhanh chóng

Nối thép dầm bằng ống nối ren ( coupler )

Nối thép bằng ống nối ren là việc liên kết 2 đầu thép với nhau bằng đoạn ống nối ren. 

Cách này đòi hỏi sự hỗ trợ từ máy móc hiện đại, thép phải có đường kính lớn hơn D16 nên thường không được sử dụng phổ biến tại Việt Nam mà ưa chuộng ở bên nước ngoài hơn.

Nối thép dầm ống ren đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao
Nối thép dầm ống ren đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao

Xem thêm:

Nối thép dầm bằng liên kết hàn

Liên kết hàn dùng để nối thép là các sử dụng máy hàn với nhiệt lượng lớn hàn trực tiếp cách thanh thép liên kết lại với nhau.

Phương pháp nối thép bằng liên kết hàn thường được sử dụng tại các công trình xây dựng cao tầng quy mô lớn, đòi hỏi sự nghiêm ngặt cao.

Khi nối thép dầm với cách hàn cần đảm bảo mối hàn được diễn ra liên tục, không bị ngắt quãng, nhẵn mịn, không sủi bọt khí và không thu hẹp cục bộ.

Hàn thép dầm vô cùng chắc chắn đạt chất lượng cao
Hàn thép dầm vô cùng chắc chắn đạt chất lượng cao

Quy cách nối thép dầm tiêu chuẩn

Khi nối thép dầm cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau:

Không nối thép dầm tại vị trí chịu lực lớn và chỗ uốn cong tránh tuột mối nối gây nguy hiểm.

Không nối quá 50% tiết diện thép nên nối so le trên mặt cắt ngang để đạt chất lượng tốt nhất.

Phải buộc đủ 3 vị trí: giữa và 2 đầu trong mối nối.

Xem thêm:

Tiêu chuẩn nối thép dầm
Tiêu chuẩn nối thép dầm

Vị trí nối thép dầm tiêu chuẩn

Không nên nối thép dầm tại những vị trí có momen lớn vì nó sẽ làm giảm đi khả năng chịu lực của thép dầm. Những vị trí có momen lớn là: bụng dầm có mặt bê tông dưới và đầu cột với mặt bê tông trên.

Vậy vị trí nối thép dầm phù hợp nhất là:

  • Không nối tại bụng dầm có lớp thép dưới, vị trí khoảng ¾ nhịp dầm.
  • Không nối tại đầu cột có lớp thép trên, vị trí từ tim cột ra ¼ nhịp dầm.
Lựa chọn vị trí nối thép dầm phù hợp, tránh điểm có momen lớn
Lựa chọn vị trí nối thép dầm phù hợp, tránh điểm có momen lớn

Xem thêm:

Chiều dài mối nối thép dầm 

Theo tiêu chuẩn nối thép Việt Nam, chiều dài nối thép dầm tối thiểu được quy định là 30D ( D là đường kính thanh thép).

Ví dụ:

Thép phi 16 có chiều dài mối nối tối thiểu là: 30 x 16 = 480mm

Thép phi 18 có chiều dài mối nối tối thiểu là: 30 x 18 = 540mm

Lưu ý: Chiều dài mối nối phải lớn hơn 250mm, áp dụng cho thép có gờ cán nóng ≤ D32mm, từ mác bê tông 250 trở lên và mác thép đai CB-300T trở xuống.

Trên đây là những gì Trạm bê tông tươi tổng hợp về cách nối thép dầm, chúng tôi là đơn vị cung cấp bê tông cùng các vật liệu xây dựng với nhiều năm kinh nghiệm. Vì vậy nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc gì hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Hotline: 082 5550 555

Website: trambetongtuoi.com

Địa chỉ: Số 24 D7, KDT Geleximco, Lê Trọng Tấn, Hà Đông.

Trả lời

082 555 0 555