Bê tông cốt thép là gì? Tìm hiểu cấu tạo và phân loại trong xây dựng

Bê tông cốt thép được coi là vật liệu quan trọng không thể thiếu trong ngành xây dựng hiện nay. Với nhiều công dụng và ưu điểm vượt trội bê tông cốt thép giúp cho công trình trở nên chắc chắn bền bỉ với thời gian. Vậy bê tông cốt thép là gì? ưu nhược điểm ra sao? có mấy loại trên thị trường? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết tại bài viết này nhé.

Bê tông cốt thép là gì?

Bê tông cốt thép là một hỗn hợp được cấu thành từ 2 thành phần chính là bê tông và cốt thép. Bê tông cốt thép có đặc điểm vô cùng chắc chắn, độ cứng cao, có khả năng chịu lực nén và lực kéo tốt. Vì vậy, nó thường được sử dụng làm vật liệu thi công tại các vị trí chịu lực cho toàn bộ công trình như móng, sàn, dầm, cột. 

Không chỉ vậy, ngoài các công trình nhà ở dân dụng bê tông cốt thép còn được ứng dụng vào việc xây dựng cầu đường, tầng hầm, đập thủy điện, nhà cao tầng,…

Bê tông cốt thép là vật liệu quan trọng không thể thiếu trong xây dựng
Bê tông cốt thép là vật liệu quan trọng không thể thiếu trong xây dựng

Cấu tạo của bê tông cốt thép

Như đã nói ở trên, các vật liệu tạo thành bê tông cốt thép là bê tông và cốt thép, dưới đây là chi tiết kết cấu bê tông cốt thép.

Bê tông: 

Đây là hỗn hợp được kết hợp từ các nguyên liệu như xi măng, cát, đá, nước và các chất phụ gia, các nguyên liệu này được trộn với một tỷ lệ tiêu chuẩn để bê tông đạt được loại mác mong muốn. Bê tông với loại mác tiêu chuẩn có khả năng chịu nén tốt, chịu được lực ép lớn nhưng lại khá giòn, không chịu được lực kéo.

Cốt thép: 

Đây được coi là bộ xương của bê tông cốt thép, có khả năng chịu kéo và nén rất tốt, thành phần chính của cốt thép là các loại sắt thép được liên kết chặt chẽ với nhau theo một hình dạng nhất định. Khi kết hợp cốt thép và bê tông với nhau sẽ tạo nên một kết cấu bê tông cốt thép tiêu chuẩn vừa có khả năng chịu nén vừa có khả năng chịu kéo cao.

2 thành phần chính của bê tông cốt thép là bê tông và cốt cốt thép
2 thành phần chính của bê tông cốt thép là bê tông và cốt cốt thép

Xem thêm:

Ưu nhược điểm của bê tông cốt thép

Ưu điểm:

  • Bê tông cốt thép có khả năng chịu lực lớn, chịu được lực nén và lực kéo rất tốt so với các vật liệu khác.
  • Kết cấu bê tông cốt dễ dàng tạo thành các hình dạng khác nhau nhờ vào tính linh hoạt của việc ghép cốp pha bê tông cốt thép, phù hợp với nhiều nhiều cấu tạo thiết kế.
  • Chống cháy tốt, không bắt lửa.
  • Độ bền cao, tốn ít chi phí sửa chữa.
  • Chi phí hợp lý, các công trình với quy mô to hay nhỏ đều dễ dàng tiếp cận.
Bê tông cốt thép với nhiều ưu điểm vượt trội
Bê tông cốt thép với nhiều ưu điểm vượt trội

Nhược điểm:

  • Thi công khá phức tạp, cần thợ thi công phải có chuyên môn cao khi phải thực hiện nhiều công việc như ghép cốp pha, cốt thép sau đó đổ bê tông, cùng với đó là yếu tố thời tiết, bảo quản cũng ảnh hưởng đến chất lượng thành phẩm của bê tông.
  • Bê tông cốt thép có thể gặp tình trạng rạn nứt, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Khối lượng bê tông cốt thép khá nặng nên cần tính toán kích thước dầm, cột, sao cho đảm bảo khả năng chịu lực.
  • Khả năng cách nhiệt, cách âm khá kém, có thể tùy biến các chất liệu bê tông khác để đem lại hiệu quả cao hơn.

Xem thêm:

Các loại bê tông cốt thép

Bê tông cốt thép thường

Bê tông cốt thép thông thường là vật liệu cốt thép bên trong không được ứng suất lực sẵn, bê tông cốt thép thông thường chỉ chịu lực thật sự khi được đưa vào sử dụng thực tế. Vì vậy độ chịu tải của bê tông thông thường sẽ không được đánh giá cao so với các loại bê tông cốt thép hiện nay. Trong điều kiện sử dụng thực tế, bê tông cốt thép thông thường có thể bị võng xuống, do vậy bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cho công trình của mình.

Bê tông cốt thép dự ứng lực

Bê tông cốt thép dự ứng lực là loại bê tông mà cốt thép bên trong được kéo căng ra mang trong mình sẵn một lực nhất định. Sau khi kết thúc kéo thép, thép sẽ co lại và khử được ứng suất kéo diễn ra bên trong bê tông khi phải chịu lực tác động ở bên ngoài. Do đó làm hạn chế được tình trạng nứt rạn bê tông cũng như tăng khả năng chịu lực cho công trình.

Bê tông cốt thép dự ứng lực với khả năng chịu lực lớn
Bê tông cốt thép dự ứng lực với khả năng chịu lực lớn

Các phương pháp thi công bê tông cốt thép

Có 3 cách để thi công bê tông cốt thép, các bạn có thể tham khảo dưới đây.

Bê tông cốt thép toàn khối

Đổ bê tông toàn khối là cách thi công phổ biến, được sử dụng nhiều hiện nay, cách này chính là ghép cốp pha, triển khai làm cốt thép trực tiếp tại công trình, sau đó đổ bê tông một cách liền khối tạo nên một hạng mục bê tông chắc chắn liên kết liền mạch với nhau, tăng được tính thẩm mỹ và đảm bảo chất lượng bê tông được tốt nhất.

Đổ bê tông cốt thép toàn khối trong xây dựng
Đổ bê tông cốt thép toàn khối trong xây dựng

Bê tông cốt thép lắp ghép

Bê tông cốt thép lắp ghép là thực hiện đổ bê tông từng hạng mục như sàn, dầm, cột, móng tại nhà máy, nhà xưởng sau đó vận chuyển đến công trường lắp ghép lên công trình. Phương pháp này có ưu điểm là bê tông cốt thép đạt chất lượng tốt, thi công nhanh chóng, không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và không phải bảo dưỡng bê tông. Nhưng do không được liền khối nên độ ổn định, vững chắc của bê tông lắp ghép không được đánh giá cao.

Bê tông cốt thép lắp ghép được vận chuyển tới công trình
Bê tông cốt thép lắp ghép được vận chuyển tới công trình

Xem thêm:

Bê tông cốt thép bán lắp ghép

Bê tông cốt thép bán lắp ghép cũng tương tự như thực hiện bê tông cốt thép lắp ghép, nhưng khác một điểm là một phần nào đó vẫn được thực hiện tại công trường còn 1 phần được làm tại nhà máy, sau đó vận chuyển ra để đảm bảo độ liền mạch của bê tông cốt thép tối ưu nhất. Thông thường móng, cột, dầm sẽ được đổ toàn khối do đây là những vị trí chịu lực quan trọng, còn bê tông sàn sẽ được vận chuyển ra để ghép lên công trình.

Với những gì kinh nghiệm về bê tông cốt thép của chúng tôi, hy vọng các bạn đã có thể giải đáp câu hỏi bê tông cốt thép là gì và hiểu được những đặc điểm tính chất của các loại bê tông cốt thép trong xây dựng hiện nay. Trạm bê tông tươi là công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vục sản xuất và cung cấp vật tự xây dựng. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua.

Điạ chỉ: T2 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội

ĐT: 082 555 0 555

Zalo: 082 555 0 555

Email: tonthepxaydung@gmail.com

Trả lời

0876 868 995