Nước ứ đọng, lộp bộp trên trần nhà là tình trạng xảy ra với rất nhiều công trình hiện nay. Điều này, khiến nhiều người lo lắng và đặt ra câu hỏi: nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Và trần nhà thấm dột có nguy hiểm không? Các xử lý sao cho tối ưu? Vậy để có đáp án chinh xác nhất, hãy cùng Trạm bê tông tươi tìm hiểu chi tiết qua bài chia sẻ sau nhé!
Trần nhà bị thấm dột có nguy hiểm không?
Trần nhà bị thấm nước là một trong những vấn đề phổ biến và thường gặp hiện nay. Nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời sẽ gây ra những hậu quả khôn lường ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống.
Cấu trúc ngôi nhà
Nước len lỏi vào cấu trúc bê tông, lâu ngày sẽ tạo ra các khoảng trống, các vết nứt lớn, khiến công trình xuống cấp nhanh chóng, thậm chí bị sụp đổ bất chợt. Điều đó trở thành mối đe dọa đến tính mạng của mọi thành viên trong gia đình. Ngoài ra, nước ngấm vào trần nhà cũng khiến các đường dẫn, thiết bị điện bị ảnh hưởng có thể gây chập cháy, gây ra các rủi ro về sự an toàn.
Sức khoẻ
Nước ngấm khiến trần nhà bị ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây mùi khó chịu. Từ đó, sẽ khiến đường hô hấp bị ảnh hưởng và có thể gây ra các bệnh về hen, suyễn, viêm mũi, viêm xoang, dị ứng,… khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nặng nề.
Thẩm mỹ
Đặc biệt, trần mà nhà bị ngấm nước còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thấm mỹ của toàn công trình. Những vết ố vàng, đốm đen hoặc các vết nứt, các lớp sơn bị phồng rộp gây sẽ khiến căn nhà trông xấu xí, trông không được sạch sẽ, gây mất mỹ quan.
Tính kinh tế
Từ các vấn đề trên, không chỉ giá trị thẩm bị mỹ bị giảm sút nặng nề mà kéo theo đó giá trị bất động sản của công trình cũng bị giảm xuống đáng kể.
Tình trạng trần nhà bị thấm dột gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày và các mối đe dọa nghiêm trọng tới sức khoẻ, tính an toàn. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và xử lý trần nhà bị thấm và việc cấp bách và cần được xử lý kịp thời để tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Trần nhà thấm dột do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nước ngấm vào trần nhà, nhưng một trong những nguyên nhân phổ biến phải kể đến đó là: dột mái, sử dụng vật liệu kém chất lượng, không chống thấm, tuổi thọ công trình.
Dột mái
Mái nhà bị dột là một trong những nguyên nhân chính gây thấm trần. Khi lớp mái bị hư hỏng, nứt vỡ, hoặc lắp đặt không đúng cách, nước mưa dễ dàng thấm qua và lan xuống trần nhà, tạo ra các vết ố, ẩm mốc, và làm hư hại kết cấu.
Sử dụng vật liệu kém chất lượng
Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng không đạt chuẩn hoặc kém chất lượng cũng khiến cho trần nhà dễ bị thấm dột. Vật liệu không bền vững theo thời gian có thể bị ăn mòn, nứt nẻ, dẫn đến nước thấm vào qua các kẽ hở.
Không chống thấm từ đầu
Một sai lầm lớn trong quá trình thi công xây dựng là không tiến hành chống thấm ngay từ đầu. Khi thiếu lớp bảo vệ này, nước dễ dàng xâm nhập qua các vết nứt hoặc những chỗ yếu của công trình, gây thấm dột lâu dài. Điều này càng trở nên nghiêm trọng đối với những khu vực thường xuyên tiếp xúc với nước như sân thượng hay tầng trên cùng.
Công trình đã lâu năm
Theo thời gian, các công trình sẽ xuống cấp, các lớp vật liệu bảo vệ dần mất đi hiệu quả, từ đó tạo điều kiện cho nước ngấm vào trần nhà. Đối với những ngôi nhà cũ, không chỉ riêng lớp chống thấm mà ngay cả kết cấu chính cũng có thể bị ảnh hưởng do yếu tố thời tiết và môi trường.
Những dấu hiệu nhận biết trần nhà bị thấm dột
- Trần nhà xuất hiện các vết ố vàng
- Lớp sơn bong tróc, phồng rộp
- Nấm mốc, rêu đen bắt đầu xuất hiện và phủ kín thành từng mảng
- Trần nhà bị nứt: chân chim, nứt lớn khoảng 2mm
- Không khí trong nhà bí bách, mùi hôi khó chịu của nấm mốc xuất hiện
Đó là những dấu hiệu cho thấy tình trạng thấm dột đang dần tấn công trần mái. Nếu công trình của bạn đang xuất hiện dấu hiệu nào hãy nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để đảm bảo xử lý kịp thời.
Giải pháp chống thấm dột trần nhà nhanh chóng và hiệu quả nhất
Chống thấm bằng Bitum Membrane
Bitum Membrane là phương pháp được nhiều người áp dụng để xử lý chống thấm nặng do tính đàn hồi tốt, khả năng bám dính mạnh và giá rẻ. Tuy nhiên phương pháp này có thể gây mùi nhẹ trong thời gian đầu.
Thao tác thực hiện chống thấm bằng nhựa đường Bitum vô cùng đơn giản:
- Bước 1: Xử lý kỹ bề mặt, tránh tình trạng các vết dán bị cộm sau khi thi công.
- Bước 2: Quét một lớp ASTM 41 (Asphalt Primer) lên bề mặt.
- Bước 3: Dán những tấm Bitum Membrane theo quy chuẩn sau:
+ Khò nóng chảy nhựa đường dưới các tấm Bitum rồi dán lên lớp lót đã quét trước đó.
+ Cách thức dán các lớp: Dán chồng các vạt liền kề lên nhau 10cm, dán chồng vạt cuối 15cm và dán vạt giao với tường là 15cm.
+ Dùng tay miết những bọt khí phía trong các tấm Bitum.
- Bước 4: Kiểm tra chống thấm bằng cách ngâm nước.
- Bước 5: Bảo vệ lớp chống thấm: Phủ lớp vữa xi măng lên tấm trải, thi công lớp gạch chống nóng lên trên.
Chống thấm bằng sơn chống thấm
Sơn chống thấm là giải pháp vô cùng hiệu quả mà lại có tính thấm mỹ cao, vì không chỉ giúp bảo vệ trần nhà khỏi hiện tượng thấm nước, mà còn mang lại vẻ đẹp bền bỉ cho ngôi nhà. Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện và phù hợp với nhiều loại bề mặt khác nhau như bê tông, tường gạch hay trần thạch cao.
Khi sử dụng sơn chống thấm, bạn cần chú ý các bước sau để đạt hiệu quả tối ưu:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt: Trước khi sơn, bề mặt trần cần được làm sạch kỹ lưỡng, loại bỏ bụi bẩn, rong rêu và các vết nứt. Điều này giúp lớp sơn bám chắc và phát huy tối đa công dụng.
- Bước 2: Sử dụng sơn lót chống thấm: Sau khi bề mặt đã sạch, tiến hành sơn một lớp sơn lót chuyên dụng để tạo độ bám dính tốt cho lớp sơn chính và ngăn ngừa nước thấm vào sâu bên trong.
- Bước 3: Sơn lớp chống thấm: Sau khi sơn lót khô, tiến hành sơn lớp chống thấm lên bề mặt trần. Thường cần ít nhất hai lớp sơn để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất. Mỗi lớp nên cách nhau khoảng 2-4 tiếng để khô hoàn toàn.
- Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng: Sau khi hoàn thiện, bạn nên kiểm tra lại toàn bộ bề mặt để đảm bảo không có chỗ nào bị sót. Định kỳ bảo dưỡng trần nhà bằng cách kiểm tra và khắc phục sớm các vấn đề thấm nước sẽ giúp tăng độ bền của lớp sơn chống thấm.
Xử lý thấm dột trần nhà hiệu quả cao bằng keo Munich PU Glass
Keo chống thấm trong suốt Munich PU Glass được sử dụng khá phổ biến để xử lý các vết nứt nhỏ dạng chân chim trên bề mặt bê tông hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ. Quy trình thực hiện khá đơn giản:
- Bước 1: Vệ sinh bề mặt: Làm sạch trần, loại bỏ lớp vỏ ngoài và chờ bề mặt khô ráo hoàn toàn.
- Bước 2: Khuấy hỗn hợp theo hướng dẫn của nhà sản xuất cho đến khi có hỗn hợp keo trong suốt đồng nhất.
- Bước 3: Quét keo: Quét lớp keo đầu tiên lên bề mặt cần chống thấm. Chờ lớp keo này khô trong khoảng 2 – 4 giờ, quét tiếp lớp thứ hai.
- Bước 4: Kiểm tra lại khu vực đã thi công.
Chỉ sau 2 lớp sơn, sàn mái công trình của bạn sẽ được xử lý triệt để thấm dột, kiên cố và tái tạo lại vẻ đẹp như mới. Munich PU Glass của Munich Group còn được nghiên cứu và phát triển với công nghệ tiên tiến của Đức, giúp tạo ra một màng phủ có độ bám dính cực tốt, chống lại sự xâm nhập của nước và hơi ẩm, đảm bảo tuổi thọ lâu dài cho công trình. Bạn có thể liên hệ đặt mua với giá nhà máy tại:
Công Ty Cổ Phần Vật Liệu Chống Thấm Công Nghệ Cao Munich
Địa chỉ: Đội 10 Vân Côn, Hoài Đức, Hà Nội
Điện thoại: 0961.995.925
Website: https://munichgroup.vn
Kinh nghiệm chống thấm trần nhà
- Bạn nên xử lý và có kế hoạch chống thấm ngay từ đầu công trình được xây dựng. Bởi đây là yếu tố tiên quyết giúp công trình của bạn được kiên cố, vững bền nhất.
- Ngoài ra cũng cần phải thiết kế sàn mái có độ dốc cụ thể là từ 3% trở lên. Điều này cũng giúp nước được thoát nhanh hơn, tránh tình trạng ứ đọng và gây nên việc sàn mái bị thấm dột.
- Sử dụng vật liệu chống thấm chất lượng, tiết kiệm chi phí về lâu dài.
Trên đây, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc: trần nhà bị thấm dột có nguy hiểm không? Hy vọng, bài viết sẽ hữu ích và giúp bạn khắc phục triệt để tình trạng thấm dột này nhé!