Cường độ chịu nén của bê tông là gì? Cách xác định cường độ bê tông

Bê tông là vật liệu quan trọng trong các công trình xây dựng, việc hiểu rõ và sử dụng đúng cường độ chịu nén của bê tông giúp cho công trình đạt chất lượng tốt, bền bỉ với thời gian. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm và bảng tra cường độ nén bê tông ở tại bài viết này nhé.

Cường độ chịu nén của bê tông là gì?

Cường độ chịu nén của bê tông là việc đo lường khả năng chịu lực của bê tông, khả năng chịu sức ép, lực nén tác động trực tiếp lên mẫu bê tông. Cường độ bê tông có đơn vị được xác định bằng lực trên diện tích như kg/cm2 hay N/mm2. Cường độ chịu nén của bê tông được ký hiệu là Mpa.

Mẫu thử bê tông trên máy nén
Mẫu thử bê tông trên máy nén

Tại sao phải xác định cường độ chịu nén của bê tông?

Trong các công trình xây dựng, cường độ bê tông đóng vai trò rất quan trọng vì vậy cần xác định cường độ nén của bê tông một cách chính xác để đảm bảo chất lượng tốt và an toàn cho công trình, đặc biệt đối với các công trình lớn đòi hỏi yêu cầu chất lượng nghiêm ngặt.

Cường độ chịu nén rất quan trọng trong xây dựng
Cường độ chịu nén rất quan trọng trong xây dựng

Cách xác định cường độ bê tông

Để xác định cường độ chịu nén của bê tông, các bạn có thể tham khảo quy trình 4 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị mẫu thử bê tông

Chia mẫu thử vào các nhóm, mỗi nhóm gồm 3 mẫu thử bê tông, đối với những mẫu thử chuẩn cần có hình lập phương yêu cầu mỗi cạnh là 15cm. Còn những viên không phải mẫu chuẩn có hình trụ hoặc hình lập phương cần tính toán chính xác để quy đổi kết quả thử về cường độ tiêu chuẩn.

Tại các vị trí bê tông chuẩn bị được đưa vào sử dụng thi công mà có yêu cầu thử mẫu thì cần tính cường độ bê tông theo thời gian, bê tông đang ở độ tuổi nào thì cần thử mẫu bê tông đúng độ tuổi đó. Lưu ý không nên xác định cường độ bê tông sau 7 ngày mà cần đạt đủ 28 ngày để đạt chất lượng đông kết tốt nhất.

Chuẩn bị mẫu thử để xác định cường độ chịu nén bê tông
Chuẩn bị mẫu thử để xác định cường độ chịu nén bê tông

Bước 2: Bắt đầu thử nghiệm

Đặt mẫu bê tông vào tâm của máy nén sao cho diện tích chịu lực của mẫu bê tông tiếp xúc hoàn toàn với thớt và trục nén. Sau đó tiến hành bật máy nén tăng lực ép từ từ trên vận tốc đã cài ban đầu. Lưu ý vận tốc không được thay đổi cho đến khi mẫu bị phá hoại. Nếu mẫu bê tông có cường độ lớn thì nên cài vận tốc lớn hơn từ đầu.

Thử nghiệm cường độ chịu nén bê tông trên máy ép
Thử nghiệm cường độ chịu nén bê tông trên máy ép

Bước 3: Tính kết quả

Ta có công thức tính cường độ chịu nén của bê tông: 

R = α(P/F)

Trong đó:

P: Là lực nén phá hủy bê tông có đơn vị là daN.

F: Diện tích chịu lực nén của mẫu bê tông đơn vị là cm2.

α: Hệ số tính đổi.

R: Cường độ chịu nén của bê tông mẫu với đơn vị tính là daN/cm2 hay kg/cm2.

Hệ số tính đổi (α) các bạn có thể tham khảo bảng sau:

Mẫu Kích thước Hệ số tính đổi
Lập phương 10 x 10 cm 0,91
15 x 15 Cm 1,00
20 x 20 cm 1,05
30 x 30 cm 1,10
Mẫu trụ 10 x 20 cm 1,16
15 x 30 cm 1,20
20 x 40 cm 1,24

Bước 4: Xác định cường độ chịu nén của bê tông

Thay số vào công thức trên, ta có thể xác định được cường độ chịu nén của các mẫu bê tông. So sánh các viên mẫu bê tông bằng cách lấy cường độ lớn nhất và nhỏ nhất so với cường độ nén bê tông của mẫu chuẩn. 

Xem thêm:

Bảng tra cường độ chịu nén của bê tông tiêu chuẩn

Để hiểu rõ cường độ nén bê tông theo từng loại mác như: cường độ chịu nén của bê tông m300, cường độ chịu nén của bê tông mác 250, ..các bạn có thể tham khảo bảng dưới đây:

Cấp độ bền bê tông (B) Mác bê tông (M) Cường độ chịu nén bê tông (Mpa)
B3.5 50 4.5
B5 75 6.42
B7.5 100 9.63
B10 12.84
B12.5 150 16.05
B15 200 19.27
B20 250 15.69
B22.5 300 28.9
B25 32.11
B27.5 350 32.32
B30 400 38.53
B35 450 44.95
B40 500 51.37
B45 600 57.8
B50 64.22
B55 700 70.64
B60 800 77.06
B65 83.84
B70 900 89.9
B75 96.33
B80 1000 102.75

Xem thêm:

Các yếu tố ảnh hưởng đến cường độ chịu nén bê tông

Tỷ lệ pha trộn nguyên liệu

Tỷ lệ nguyên liệu hoặc cấp phối bê tông ảnh hưởng rất lớn đến cường độ chịu nén của bê tông, các nguyên liệu cần được pha với tỷ lệ tiêu chuẩn để bê tông đạt được độ cứng yêu cầu.

Xem thêm: 

Chất lượng nguyên liệu

Các thành phần xi măng, cát, đá,.. cần đảm bảo là loại chất lượng tốt đạt tiêu chuẩn xây dựng, tránh sử dụng loại kém chất lượng, vì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu bê tông tại công trình.

Nguyên liệu cần đảm bảo chất lượng để tạo nên bê tông có cường độ chịu nén cao
Nguyên liệu cần đảm bảo chất lượng để tạo nên bê tông có cường độ chịu nén cao

Độ sạch của nguyên liệu

Cát, đá và nước cần được loại bỏ tạp chất, không còn những tạp chất dư thừa để hỗn hợp bê tông đạt được độ liên kết tốt. Trong trường hợp bị dính quá nhiều tạp chất thì cường độ chịu nén bê tông sẽ bị giảm đi đáng kể.

Chất phụ gia

Khi kết hợp chất phụ gia với bê tông thì bê tông sẽ tăng được cường độ chịu nén, cùng với đó còn có thêm những tính năng như chống thấm, chống ẩm,.. Vì vậy, có thể sử dụng thêm các chất phụ gia vào hỗn hợp bê tông.

Các chất phụ gia ảnh hưởng không nhỏ đến cường độ chịu nén bê tông
Các chất phụ gia ảnh hưởng không nhỏ đến cường độ chịu nén bê tông

Điều kiện thời tiết, môi trường, cách bảo dưỡng

Để bê tông đạt được cường độ chịu nén tốt nhất thì việc bảo dưỡng và chú ý đến tác động của môi trường thời tiết là vô cùng quan trọng.

Cần bảo dưỡng tưới nước thường xuyên cho bê tông, không để bê tông quá khô, nếu thời tiết có những thay đổi bất ngờ thì cần phủ một lớp bạt nilong mỏng tránh làm ảnh hưởng tới cường độ bê tông.

Sau những gì Trạm bê tông tươi đã chia sẻ ở trên hy vọng bạn đã hiểu thế nào là cường độ chịu nén của bê tông và cách xác định cường độ cho bê tông một cách chính xác. Trạm bê tông tươi là công ty với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng cùng mạng lưới hệ thống chi nhánh trải dài khắp Việt Nam, vì vậy nếu bạn đang có nhu cầu mua vật liệu xây dựng hay có bất kỳ đóng góp, ý kiến nào hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

Điạ chỉ: T2 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội

ĐT: 082 555 0 555

Zalo: 082 555 0 555

Email: tonthepxaydung@gmail.com

 

Trả lời

0876 868 995