Cốp pha hay cốt pha là vật liệu không thể thiếu tại tất cả các công trình xây dựng, nó mang đến những lợi ích tuyệt vời, tăng hiệu quả xây dựng và giúp cho bê tông đạt được chất lượng tốt nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cốp pha hãy cùng chúng tôi làm rõ tại bài viết này nhé.
Cốp pha là gì?
Cốp pha là khuôn đúc của bê tông, giúp định hình cố định bê tông ở một trạng thái hình dạng mong muốn, cốp pha càng chắc chắn thì chất lượng bê tông càng cao.
Trước đây, cốp pha thường đường làm từ các chất liệu như ván gỗ, tre do nguyên vật liệu sẵn dễ khai thác và sử dụng. Nhưng hiện tại cốp pha đa phần được làm từ tole, nhôm, thép, nhựa,…chất lượng tốt hơn so với ván gỗ, dễ dàng thi công, bảo quản và tái sử dụng được nhiều lần.
Cấu tạo
Cốp pha được cấu tạo từ 3 phần chính đó là ván mặt, sườn cứng và các phụ kiện liên kết cốp pha
- Ván mặt là bề mặt trong của cốp pha tiếp xúc trực tiếp với bê tông nên ván mặt không được cong vênh, méo, dính tạp chất lạ, để đảm bảo bê tông đạt chất lượng tốt nhất.
- Sườn cứng là hệ thống khung của cốp pha liên kết với ván mặt, có nhiệm vụ chịu lực chính cho toàn bộ hệ thống cốp pha.
- Phụ kiện liên kết chính là các loại ốc vít, bulong,… nhằm liên kết chặt chẽ các ván mặt với nhau tạo nên một hệ thống cốp pha liền khối chắc chắn.
Chức năng của cốp pha
- Chức năng quan trọng nhất của cốp pha là định hình bê tông, giúp tạo nên các hình dạng kích thước bê tông mong muốn theo đúng thiết kế.
- Cốp pha còn là bộ phận chịu lực, chống đỡ lực của bê tông trong trạng thái chưa khô cứng.
- Bảo vệ bê tông tránh khỏi sự mất nước, giữ được độ ẩm cần thiết, do kết cấu cốp pha kín nước không bị rò rỉ chảy xuống.
- Kiểm soát bê tông một cách dễ dàng,nhờ vào độ dày của cốp pha ta có thể kiểm tra đổ bê tông đúng khối lượng và độ dày theo thiết kế.
Tiêu chuẩn chất lượng của cốp pha
Để đảm bảo cốt pha chất lượng, định hình bê tông một cách hiểu quả ta cần tuân thủ những điều sau:
- Hình dạng của cốp pha phải được lắp đặt theo đúng thiết kế, kích thước đúng yêu cầu, không tự ý thay đổi kết cấu của cốp pha trong thiết kế bản vẽ.
- Cốp pha phải đảm bảo độ kín khít, không rò rỉ, tràn bê tông ra ngoài, có thể sử dụng thêm bạt phủ để hỗ trợ độ kín khít cho cốp pha.
- Giữ được hình dạng cố định trong thời gian đổ bê tông và chờ bê tông khô, tránh trường hợp cốp pha bị bục, lún.
- Cốp pha cần khả năng chịu lực lớn, do chịu toàn bộ lực ép của bê tông ở trạng thái lỏng dồn xuống.
Xem thêm:
- Công thức tính toán cốp pha trong thi công mới nhất 2024
Các loại cốp pha xây dựng phổ biến
Phân loại theo chất liệu
Cốp pha gỗ:
Đây là loại cốp pha được sử dụng nhiều trong thời điểm trước đây, nhờ vào giá thành rẻ, dễ dàng cắt tạo nên những hình dáng đa dạng. Nhưng do là vật liệu tự nhiên nên tuổi thọ của cốp pha gỗ không được cao, không thể tái sử dụng nhiều lần, cũng như mất nhiều thời gian công sức để ghép cốp pha.
Cốp pha phủ phim:
Cốp pha phủ phim là các tấm cốp pha được phủ lên ván mặt một lớp phim nhựa ( Phenolic hoặc Melamine) nhằm tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt bê tông, tăng độ bền nhưng giá thành hơi cao so với các loại cốp pha khác.
Cốp pha nhựa:
Cốp pha nhựa không bị ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường thời tiết, dễ dàng bảo quản tháo lắp và tái sử dụng nhiều lần.
Cốp pha nhôm:
Nguyên liệu chính để làm cốp pha là nhôm và hợp kim nhôm, một loại vật liệu nhẹ trong các kim loại mà có độ bền cao, dễ dàng tháo lắp, khả năng tái sử dụng nhiều lần
Cốp pha thép:
Cốp pha thép có trọng lượng khá nặng giá thành cao mặc dù cực kỳ chắc chắn, bền bỉ. Phù hợp hơn với các công trình có yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng cốp pha, cần độ bền vững chính xác cao.
Phân loại theo hạng mục kết cấu
Cốp pha cột:
Cốp pha cột vuông: được cấu thành từ 4 mảnh ghép lại tạo nên một hình vuông giữ cố định cho bê tông và cốt thép trong cột. Cột vuông được ứng dụng nhiều tại các công trình do khả năng phân tán lực tốt, chịu tải trọng cao.
Cốp pha cột tròn: được kết hợp từ 2 mảnh cốp pha nửa hình tròn, khi ghép 2 mảnh lại sẽ tạo nên khung cột hình tròn. Cột tròn có tính thẩm mỹ cao hơn cột vuông nên cũng được sử dụng khá nhiều.
Xem thêm:
- Hướng dẫn chi tiết nối thép cột tiêu chuẩn
Cốp pha dầm:
Cốp pha dầm là việc ghép các tấm cốp pha đa dạng kích thước nằm bên dưới mặt sàn, hoặc các vị trí khác như dầm mái, dầm cầu, dầm thường được nằm theo phương ngang và chịu lực uốn nên cần thi công cốp pha dầm kỹ lưỡng để đảm bảo chất lượng.
Xem thêm;
- Cách thi công cốp pha dầm sàn đúng kỹ thuật
Cốp pha sàn:
Đây là cốp pha được ghép từ nhiều tấm lại với nhau tạo thành một khối liền mạch, kín khít để định hình cho sàn bê tông tại các công trình. Cốp pha sàn cần được chống đỡ bởi những thanh chống, xà gồ bên dưới để giữ được vị trí cố định khi phải chịu tải trọng lớn từ bê tông.
Xem thêm:
- Hướng dẫn biện pháp thi công dầm sàn mới nhất 2024
Cốp pha móng:
Cốp pha móng được sử dụng để ghép thành các khối định hình cho móng bê tông, móng thường sử dụng gạch xây tường để tạo khuôn, nhưng tại những vị trí đặc biệt thì cốp pha vẫn là lựa chọn tối ưu cho hệ thống móng nhà.
Cốp pha giàn giáo:
Khác với loại cốp pha bê tông, cốp pha giàn giáo chính là những khung sắt được liên kết với nhau nhằm mục đích tạo nên những vị trí di chuyển thuận lợi cho các công nhân, thợ xây dựng, kỹ sư dễ dàng tiến hành thi công tại công trình
Hy vọng với những thông tin mà Trạm bê tông tươi đã tổng hợp ở trên, các bạn đã nắm rõ được cốp pha là gì, thông tin về các loại cốp pha có trên thị trường. Trạm bê tông tươi là đơn vị cung cấp các vật liệu xây dựng với mạng lưới chi nhánh trên khắp Việt Nam, nếu bạn đang có nhu cầu hoặc tham khảo giá các loại vật liệu thì đừng ngại hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:
Điạ chỉ: T2 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội
ĐT: 082 555 0 555
Zalo: 082 555 0 555
Email: tonthepxaydung@gmail.com