Một căn bếp tiện nghi không chỉ bao gồm đầy đủ dụng cụ, đồ gia dụng bếp, mà đó còn cách bày trí tủ bếp sao cho khoa học, thuận tiện, giúp công việc nấu nướng trở nên nhàn hạ hơn. Trong đó, cách bố trí các ngăn tủ bếp là vấn đề cần đặc biệt được quan tâm.
1. Cách bố trí các khu vực tủ bếp khoa học
Thông thường không gian nấu nướng bao giờ cũng cần phải đảm bảo có đủ 05 khu vực chính là: khu nấu, soạn thức ăn, khu vực chậu rửa, nơi chứa đồ dùng và nơi lưu trữ thực phẩm.
Khi thực hiện cách bố trí các ngăn tủ bếp, gia chủ cần tính toán tới việc sắp đặt vị trí của các khu vực tủ. Bởi chúng sẽ phụ thuộc rất lớn vào thói quen nếu nướng của từng gia đình. Bạn có thể đặt vị trí của các tủ bếp chữ I hay chữ L hoặc U theo thứ tự từ trái sang phải hoặc ngược lại tùy theo quy trình nấu ăn thường ngày. Cần lưu ý về vị trí tâm để đảm bảo các khu vực tủ không cách nơi nấu nướng quá xa, gây bất tiện khi bạn muốn lấy/sử dụng đồ dùng bếp.
2. Cách bố trí các ngăn tủ bếp thuận tiện khi sử dụng
Một căn bếp gọn gàng, ngăn nắp sẽ phản ánh rất rõ ràng về tính cách, thói quen sinh hoạt của gia chủ. Do đó, trong không gian này, nhiều người thường lựa chọn phân chia các ngăn tủ theo từng nhóm dụng cụ, đồ dùng hay thực phẩm để dễ dàng quản lý và tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách bố trí các ngăn tủ bếp sao cho khoa học, thuận tiện khi sử dụng. Dưới đây là những mẹo nhỏ mà chúng tôi muốn gợi ý dành cho bạn tham khảo:
2.1 Bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực nấu
Khu vực nấu là nơi trung tâm của căn bếp. Nơi đây diễn ra các hoạt động nấu nướng thức ăn mỗi ngày. Vì vậy, cùng với hệ thống bếp chính thì bạn nên đặt các loại gia vị khô thường dùng như: tiêu, muối, đường, hạt nêm,…ở trong tầm với. Vị trí ở ngăn trên cùng của tủ bếp là thích hợp nhất.
Trong trường hợp các ngăn chứa này còn trống, có thể đặt thêm các hộp đựng đũa, thìa, muỗng sử dụng trong nấu ăn. Các loại vá, muôi to nên được treo trên các giá có móc để tránh tốn nhiều diện tích. Các ngăn tủ phía dưới của khu vực bếp nấu nên sắp xếp các chai vị lớn như: nước mắm, xì dầu hay dầu ăn,….
2.2 Cách bố trí các ngăn tủ bếp tại khu vực sơ chế
Cách bố trí các ngăn tủ bếp tại khu vực sơ chế cần đảm bảo thuận tiện để bạn dễ dàng làm sạch thực phẩm. Vì vậy, các ngăn tủ này thường lớn và sắp đặt chuyên biệt các dụng cụ cần thiết khác như: thau, rổ,….Đối với dao, thớt, bạn nên lắp đặt kệ chứa riêng nhằm đảm bảo an toàn, tránh trường hợp rơi vào tay chân khi di chuyển qua lại.
2.3 Bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực rửa
Đặc thù của khu vực rửa là nơi sẽ thường xuyên có nước. Vì vậy, khu vực này khi sắp xếp các dụng cụ bạn cần chú ý không làm nước văng xung quanh. Nếu gia đình bạn có thiết kế tủ hai tầng ở khu vực này thì nên phân chia các ngăn trên đặt xà phòng, dung dịch tẩy rửa,…để tránh làm lẫn. Tốt nhất, nên đặt thùng rác ngay dưới chậu rửa. Tốt nhất nên sử dụng dạng thùng rác âm tủ để chứa được tối đa rác thải và hạn chế mùi hôi.
2.4 Hướng dẫn bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực chứa đồ dùng
Cách bố trí các ngăn tủ bếp ở ngăn chứa đồ dùng cần có sự linh hoạt tùy theo nhu cầu sử dụng. Thông thường, ngăn tủ bếp này sẽ chứa các vật dụng như, nồi, chén, bát,…. Những loại dùng nhiều bạn nên lưu ý đặt phía bên ngoài, tiện cho việc lấy và cất. Ở mặt cánh cửa tủ, có thể lắp thêm móc treo nắp xoong nồi hoặc phụ kiện nấu nướng.
2.5 Cách bố trí ngăn tủ bếp tại khu vực lưu trữ thực phẩm
Đối với ngăn lưu trữ thực phẩm, bạn cần đảm bảo tủ bếp tại đây luôn khô ráo, kín nhằm tránh phát sinh nấm mốc hoặc ẩm ướt. Tốt nhất, nên phân loại chúng thành các ngăn nhỏ và đặt trong khu vực trong hộc kéo nhằm thuận tiện khi lấy, sử dụng.
Với những cách bố trí các ngăn tủ bếp được gợi ý trên đây. Hi vọng rằng gia chủ sẽ có được căn bếp khoa học, thuận tiện trong nấu nướng. Để chọn mua cho gia đình hệ tủ bếp đẹp, chất lượng và có tính thẩm mỹ cao. Bạn đừng quên ghé ngay Tủ bếp Tuấn Nghi và tham khảo mẫu thiết kế sẵn có nhé!
Thông tin liên hệ
Tủ bếp Tuấn Nghi
Hotline: 0903332741
Phòng trưng bày: 796 – 798 Nguyễn Chí Thanh, Phường 4, Quận 11, TP.HCM
Website: https://tubephopkimtuannghi.com/