Trong xây dựng, việc đảm bảo an toàn cho thợ thi công, kỹ sư xây dựng là yếu tố vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, công trình còn thường xuyên có nhiều bụi bặm gây ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường sống xung quanh. Vì thế việc sử dụng lưới công trình để đảm bảo an toàn trong thi công là điều vô cùng cần thiết. Vậy đâu là tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn lưới bao che công trình? Cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây.
Lưới che chắn công trình xây dựng là gì?
Lưới bao che công trình là sản phẩm lưới ô vuông được dùng để bao phủ xung quanh các công trình xây dựng.
Đây là loại lưới chuyên dụng dùng để ngăn cản các vật rơi, cản bụi, bảo vệ công trình và thợ thi công. Bên cạnh đó, nó còn tạo ra tâm lý thoải mái cho người lao động khi thường xuyên làm việc ngoài công trường.
Có mấy loại lưới xây dựng?
Lưới xây dựng hiện nay được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy theo vị trí bao che quanh công trình mà nhà thầu sẽ lựa chọn loại lưới phù hợp.
Lưới bao che xung quanh
Đây là lưới bao che bên ngoài của công trình. Lưới này có tác dụng bảo vệ an toàn cho người thi công, giúp cản mưa gió, bụi bẩn và hạn chế tiếng ồn với môi trường xung quanh.
Lưới bao che hành lang
Hàng lang là khu vực dễ xảy ra nguy hiểm, tai nạn xây dựng. Do đó, lưới bao che hành lang luôn có độ dày và chắc chắn hơn so với các loại lưới khác, đảm bảo an toàn cho người tham gia xây dựng. Đồng thời tăng khả năng bảo vệ khu vực dưới chân công trình khi có vật rơi rớt từ trên xuống.
Lưới chống rơi
Lưới chống rơi là lưới được căng ở vị trí dưới chân giàn giáo 3m nhằm đảm bảo an toàn cho người thi công. Trong trường hợp công nhân không may bị trượt chân ngã khỏi giàn giáo, loại lưới này sẽ có khả năng che chắn và cản lại, giảm tỷ lệ thương vong nhờ có độ chịu lực tốt, độ bền cao.
>>> Xem thêm:
Tiêu chuẩn lưới bao che công trình
Khả năng chịu tải, lực căng của lưới
Khả năng chịu tải, lực căng của lưới là tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn lưới bao che công trình đầu tiên được các nhà thầu quan tâm tới.
Khả năng chịu tải của lưới bao che phải đạt trọng tải tối đa 450 kg, dưới áp lực độ rơi 20m. Khi căng lưới, đa phần các loại lưới công trình sẽ khó được căng sát theo giàn giáo mà thường tạo khoảng cách 3-4m để trang trình huống người hoặc vật rơi bị bật ngược ra bên ngoài.
Khả năng chống cháy và tia UV
Hầu hết các lưới xây dựng công trình đa phần đều đặt ngoài trời, tiếp xúc với nắng, với gió. Vì thế, khả năng chống cháy, chống tia cực tím đều hết sức cần thiết để hạn chế tối đa nguy cơ gây hỏa hoạn và nâng cao sự an toàn cho công nhân.
Khả năng chống phản ứng với hóa chất
Tiêu chuẩn lưới bao che công trình cũng rất được chú trọng là khả năng chống phản ứng với hóa chất.
Đa phần các sản phẩm đạt tiêu chuẩn đều có khả năng chống sự ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của các loại hóa chất hóa học khác nhau như dầu, muối, sắt, thủy ngân,… Do đó, lưới cần được kiểm tra chất lượng đạt tiêu chuẩn trước để đảm bảo tính dẻo dai, chất lượng nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng.
>>> Xem thêm:
- Quy định lưới bao che công trình gồm những gì?
- Giải đáp thắc mắc: lưới che nắng bao nhiêu một mét?
Đơn vị cung cấp lưới bao che uy tín, chất lượng
Lưới che chắn công trình là vật dụng vô cùng hữu ích, được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm mua loại lưới này thì có thể tham khảo đơn vị Trạm Bê Tông Tươi. Đây là một trong những đơn vị chuyên cung cấp các vật tư công trình như lưới bao che, màn phủ công nghiệp,… với chất lượng và giá thành tốt.
Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã phần nào nắm bắt được những tiêu chuẩn lưới bao che công trình được nhà thầu quan tâm tới.
Khách hàng có nhu cầu đặt hàng và báo giá lưới che chắn công trình, hãy liên hệ với Trạm Bê Tông Tươi thông qua:
- Hotline: 082 555 0 555
- Website: https://trambetongtuoi.com/
- Địa chỉ: Hà Nội: T2 – Số 24 – Lô D7, Khu Đô Thị Mới Geleximco, Lê Trọng Tấn, La Phù, Hoài Đức, Hà Nội.