Khi kiểm tra chất lượng bê tông tươi, bên cạnh các thông số về cường độ bê tông thì bạn cũng cần quan tâm đến độ sụt bê tông. Vậy độ sụt có ảnh hưởng như thế nào và cách đo độ sụt bê tông tươi ra sao? Bài viết dưới đây của Trạm bê tông tươi sẽ trả lời giúp bạn.
Độ sụt bê tông là gì?
Đây là thuật ngữ dùng để chỉ độ dẻo và tính dễ chảy của hỗn hợp bê tông tươi trong các công trình. Hiểu đơn giản hơn, đó chính là đo chiều cao của bê tông khi đổ vào hình nón chuyên dụng khi thả tự do. Với tác động của trọng lực và độ chảy của bê tông, người ta thường đo độ sụt bê tông bằng cách so sánh chiều cao ban đầu của hỗn hợp bê tông và chiều cao sau khi sụt.
Mục đích của việc kiểm tra độ sụt bê tông
Việc kiểm tra độ sụt bê tông nhằm mục đích đo lường sự thống nhất của bê tông. Quá trình này giúp kiểm tra xem các mẫu bê tông trong một mẻ có đạt độ nhuyễn trong giới hạn và tính đồng nhất hay không. Thông thường các đơn vị cung cấp bê tông sẽ ghi rõ các thông số này trên phiếu.
Nếu việc kiểm tra độ sụt bê tông mà không đạt yêu cầu, bê tông sẽ không được sử dụng mà phải tìm phương án điều chỉnh chất lượng ngay lập tức.
Xem thêm:
Bảng quy đổi mác bê tông và cấp độ bền chính xác nhất
Độ sụt bê tông bao nhiêu là hợp lý
Độ sụt bê tông hợp lý chính là khi đã đảm bảo về độ đồng nhất của hỗn hợp bê tông, đáp ứng về các yêu cầu kỹ thuật và mục đích sử dụng tại công trình.
Thông thường với công trình nhà ở dân dụng, độ sụt bê tông sẽ nằm trong khoảng 10 ± 2 khi đổ bê tông bằng bơm. Còn đổ trực tiếp không dùng bơm, độ sụt bê tông sẽ giao động trong khoảng 6 ± 2.
Cách đo độ sụt bê tông
Để đo độ sụt bê tông người ta thường sử dụng côn Abrams có kích thước 203x102x305mm, đây là dụng cụ có dạng hình nón cụt với đáy và khoang miệng hở, cùng với đó là sử dụng que đầm với đường kính 16mm, dài 600mm.
Việc đo độ sụt bê tông chính xác sẽ giúp việc lựa chọn bê tông trở nên dễ dàng, từ đó bê tông cũng được kiểm soát chất lượng đảm bảo, ổn định tốt khi tiến hành thi công.
Cách kiểm tra độ sụt bê tông chính xác
Thiết bị dùng để kiểm tra độ sụt
Khi kiểm tra độ sụt người ta sử dụng các thiết bị sau:
+ Bộ côn thử hình nón cụt
+ Phễu dùng để đổ hỗn hợp vào côn thử dễ dàng.
+ Đầm sắt: que sắt được bo tròn một đầu dài 600mm
+ Bay trộn bằng kim loại có độ chia 1mm
+ Bàn côn bằng thép, phẳng có kích thước 400x400mm để đo độ sụt.
Xem thêm:
Nguyên tắc bố trí thép dầm trong xây dựng
Các bước tiến hành kiểm tra độ sụt bê tông
Bước 1: Cố định nón sụt
Đầu tiên đặt chảo trộn lên sàn và làm ẩm chảo. Dùng hai chân giữ vũng hình nón sụt giảm tại chỗ sau đó chèn hỗn hợp vào 1/3 hình nón, trên mỗi lớp mặt đầm 25 lần thật chặt.
Bước 2: Đổ bê tông vào nón và đầm kỹ
Tiếp tục đổ thêm bê tông để đánh dấu 2/3 và lặp đi lặp lại như vậy 25 lần. Đầm chặt vừa vào lớp bê tông và chèn hỗn hợp sao cho đầy nón sụt lặp lại khoảng 25 lần.
Trong trường hợp không có đủ hỗn hợp bê tông để đầm nén thì tiếp tục thêm và đầm chặt tiếp như các bước ở trên. Dùng que đầm thép trong chuyển động quanh đến khi bề mặt phẳng sau đó gạt bỏ phần bê tông thừa ở phần chóp trên của hình nón sụt.
Sau đó, dùng phương dọc nâng lên khoảng 5 giây và từ từ tháo bỏ nón sụt. Lưu ý trong khi tháo không được làm di chuyển khối bê tông.
Bước 3: Tiến hành đo độ sụt của bê tông
Sau khi thực hiện hai bước trên, chờ cho bê tông sụt lại và tiến hành đo độ sụt bằng cách chuyển hình nón ngược sụt xuống bên cạnh mẫu rồi dùng que thép nén trên nón sụt giảm và bắt đầu đo. Khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu chính là độ sụt bê tông cần đo.
Bài viết trên đây chúng tôi đã tổng hợp về độ sụt bê tông, hy vọng rằng với những thông tin này các bạn đã có thể tự tính được độ sụt và kiểm tra độ sụt bê tông một cách chính xác. Trạm bê tông tươi là đơn vị cung cấp bê tông tươi cùng các vật liệu xây dựng hàng đầu Việt Nam, với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và hệ thống cơ sở trải dài khắp Việt Nam, chúng tôi luôn tự tin mang đến sự hài lòng, an tâm đến toàn thể khách hàng.
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi qua địa chỉ:
Website: Trambetongtuoi.com
Hotline: 082 555 0 555
Email: betongtuoi258@gmail.com