Quy trình thi công cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp xây dựng được áp dụng phổ biến trong xây dựng hiện nay. Và trình tự thi công cọc khoan nhồi diễn ra như thế nào? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Trạm bê tông tươi để hiểu rõ thêm nhé!
Các bước thi công cọc khoan nhồi tiêu chuẩn
Quy trình thi công cọc khoan nhồi được diễn ra theo thứ tự các bước tiêu chuẩn để đảm bảo cọc khoan nhồi đạt chất lượng tốt nhất. Dưới đây là trình tự thi công cọc khoan nhồi mà chúng tôi tổng hợp, các bạn có thể tham khảo
Bước 1: Chuẩn bị, định vị vị trí tim cọc và đài cọc
Quá trình định vị vị trí của cọc là bước vô cùng quan trọng trong đổ bê tông cọc khoan nhồi nhằm xác định một cách chính xác vị trí của các trục, tim, các điểm giao nhau và xác định được vị trí của từng tim cốt khác nhau trên mỗi cọc để từ đó lên phương án thiết kế.
+ Giác móng: cần định vị được vị trí các trục trung gian để đưa trục ra khỏi phạm vi thi công móng đồng thời dùng các cột bê tông chôn sâu dưới đất để cố định các mốc lại.
+ Xác định vị trí tim cọc bằng cách đóng các cọc tiêu thép đường kính 14cm, dài 1,5m sao cho vuông góc với nhau.
Bước 2: Tiến hành rung hạ ống vách
Ống vách được dùng để định vị, dẫn hướng đi cho máy khoan, ổn định bề mặt hố khoan đồng thời chống sập hố, bảo vệ hố khoan khỏi đất đá hay các thiết bị có thể rơi xuống. Ống vách cũng giống như sàn đỡ tạm để lắp dựng cốt thép.
Để hạ ống vách ta cần chuẩn bị máy rung sau đó lắp máy vào ống vách và bắt đầu rung hạ ống vách với tâm móng có sai số lớn hơn 30mm.
Sau khi hạ xong ống vách, để kiểm tra độ thẳng đứng ta sử dụng thước nivo áp vào thành trong ống vách để kiểm tra.
Bước 3: Khoan tạo lỗ cho cọc
Khoan tạo lỗ: Đợi đến khi mũi khoan chạm đến đáy hố mới bắt đầu tiến hành quay với tốc độ chậm sau đó nhanh dần. Lưu ý:
- Trong quá trình khoan có thể nâng lên hạ xuống 1-2 lần để làm giảm ma sát ở thành đống thời lấy đầy đất vào gầu.
- Nên quay ở tốc độ thấp để tăng mô men quay.
Bước 4: Kiểm tra độ sâu và Vét đáy hố khoan
Bước tiếp theo của quá trình đổ bê tông cọc khoan nhồi cần xác định được chiều sâu của lớp mùn khoan cần nạo vét là bao nhiêu để có phương án nạo vét lớp mùn này do nó ảnh hưởng đến khả năng làm việc của cọc có đạt hiệu quả hay không. Có thể dùng gầu hình trục khi nạo vét lớp mùn.
Sau khi hố khoan đạt đến độ sâu như trong thiết kế thì có thể tiếp tục tiến hành thi công cọc nhồi.
Bước 5: Lắp dựng cốt thép
Cốt thép có thể được đưa xuống hố khoan song song cùng với các bước khác. Lắp dựng cốt thép cần phải chú ý tại các điểm nối buộc và mối nối, khi thi công cọc khoan nhồi với chiều dài lớn cần nối các điểm bằng bulong tránh việc lồng thép bị tụt xuống hố khoan gây cản trở tiến độ thi công mất nhiều thời gian để khắc phục. Công việc lắp dựng cốt thép cần những người thợ có kỹ thuật thi công cọc khoan nhồi cao để hạn chế tối đa sai sót ảnh hưởng về sau.
Bước 6: Thổi rửa đáy hố khoan
Có thể thổi rửa đáy hố khoan bằng cách dùng cẩu thả ống và các ống này được nối với nhau bằng ren, đường kính là F90. Phía trên ống sẽ có hai cửa: 1 cửa nối với ống dẫn để thu hồi dung dịch bentonite và cát còn 1 cửa dẫn khí F45.
Bơm khí với áp suất 7atm và duy trì trong suốt thời gian thổi rửa sau đó kiểm tra các dụng dịch ở đáy và giữa hố khoan lên kiểm tra. Nếu các dung dịch đó đã đạt yêu cầu thì có thể dừng lại để tiếp tục chuẩn bị cho công tác lắp dựng cốt thép.
Bước 7: Tiến hành đổ bê tông vào lỗ khoan
Sau khi vét lỗ khoan ít nhất 3 giờ thì có thể tiến hành đổ bê tông. Trong trường hợp quá trình thi công quá dài cần kiểm tra mẫu dung dịch ở đáy hố. Nếu mẫu dung dịch không đạt thì phải lưu chuyển dung dịch đến khi đạt yêu cầu mới tiếp tục.
Đối với mẻ bê tông đầu tiên, cần dùng nút bằng bao tải chứ vữa xi măng nhão để đảm bảo bê tông không tiếp xúc với nước hay dung dịch khoan. Lưu ý khi tiến hành đổ bê tông cần loại bỏ khoảng chân không.
Bước 8: Lấp đầu cọc nhồi bằng đá và rút ống vách
Sau khi đã đổ bê tông xong xuôi tiến hành tháo dỡ toàn bộ các giá đỡ ống ở phần trên đồng thời cắt các thanh thép treo ở trên lồng thép. Tiếp đến dùng đá 1×2 và đá 4×6 để lấp vào vị trí đầu cọc và lấp bằng bề mặt đất.
Đến bước rút ống vách cần có tay nghề cao bởi phải sử dụng đến máy rung đằm xuống và rút ống một cách từ từ.
Bước 9: Kiểm tra và nghiệm thu
Bước cuối cùng trong quy trình chính là kiểm tra và nghiệm thu cọc khoan nhồi, sau khi hoàn thành khoan nhồi cần đảm bảo đạt tiêu chuẩn bê tông cọc khoan nhồi, kiểm tra đánh giá lại cọc xem có gặp những sự cố sai sót gì không, để đánh giá một cọc khoan nhồi đạt chất lượng ta có thể tham khảo quy định TCVN 9395:2012: Cọc khoan nhồi – Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu . Trong trường hợp có sai sót xảy ra cần ghi chép lại một cách chi tiết để sau này còn có thông tin và lên phương án khi gặp sự cố.
Xem thêm:
- Bảng báo giá lưới bao che công trình mới nhất 2024
Yêu cầu về vật liệu khi đổ bê tông cọc khoan nhồi
Yêu cầu về kĩ thuật khi thực hiện quy trình thi công cọc khoan nhồi rất khắt khe, vì vậy bạn cũng cần phải đảm bảo về vật liệu tốt:
- Xi Măng sử dụng PC 40 trở lên, đạt TCVN 2682 – 1999.
- Cát, Đá, nước: dùng nước sạch, không có tạp chất, tuân theo TCVN.
- Tỷ lệ nước và xi măng thực hiện đúng theo yêu cầu của nhà máy.
- Sử dụng thêm các chất phụ gia phải tuân theo đúng quy định của nhà sản xuất và TCVN được hướng dẫn.
Chuẩn bị tốt nguồn nguyên vật liệu sẽ đảm bảo được chất lượng khi đổ bê tông cọc khoan nhồi.
Xem thêm: Phụ gia bê tông R7 là gì? Có lợi ích gì khi sử dụng?
Bảng giá thi công đổ bê tông cọc khoan nhồi
Giá thi công cọc khoan nhồi đã bao gồm cả chi phí vật tư lẫn chi phí nhân công trong đó. Tùy thuộc vào điều kiện, quy mô của mỗi công trình sẽ có một giá khác nhau. Bảng báo giá dưới đây của Trạm bê tông tươi nhằm cung cấp thông tin cho quý khách tham khảo để có thể dự trù chi phí hợp lý cho công trình của mình:
STT |
Đường kính cọc nhồi (mm) |
Giá nhân công (VNĐ) |
Giá vật tư (VNĐ) |
1 |
D300 |
180.000 |
260.000 |
2 |
D400 |
220.000 |
340.000 |
3 |
D500 |
260.000 |
450.000 |
4 |
D600 |
300.000 |
650.000 |
5 |
D800 |
700.000 |
950.00 |
6 |
D1000 |
950.000 |
1.200.000 |
Ngoài ra quý khách hàng có thể tham khảo thêm giá bê tông tươi của chúng tôi để có thể lựa chọn được loại mác bê tông nào với công trình của mình
Trạm bê tông tươi – Đơn vị cung cấp cọc nhồi bê tông uy tín tại Hà Nội
Trạm bê tông tươi là đơn vị đi đầu trong cung cấp dịch vụ đổ bê tông cọc khoan nhồi, ép cọc bê tông,… uy tín nhất hiện nay. Đến với Trạm bê tông tươi xin cam kết với quý khách hàng:
+ Các trang thiết bị, máy móc hiện đại kết hợp với dây chuyền tiên tiến được cập nhật mỗi ngày để bắt kịp các bước tiến mới trong ngành đảm bảo luôn mang đến cho khách hàng các sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
+ Khi làm việc chúng tôi luôn đặt chữ “tâm” lên hàng đầu, ưu tiên sự hài lòng của khách hàng lên vị trí số 1 và lấy đó làm mục tiêu hoạt động và phát triển.
+ Đội ngũ kỹ sư, giám sát, công nhân thi công chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm thực tế, luôn đặt trọn tâm huyết trong mỗi dự án xây dựng dù lớn hay nhỏ.
+ Cung cấp sản phẩm với mức giá cạnh tranh cùng các dịch vụ chăm sóc khách hàng tận tình.
+ Đảm bảo thời gian hoàn thiện theo đúng thời gian cam kết trong hợp đồng.
Liên hệ ngay với Trạm bê tông tươi để nhận được tư vấn, giải đáp thắc mắc ngay hôm nay qua địa chỉ:
Website: Trambetongtuoi.com
Hotline: 082 555 0 555
Gmail: betongtuoi258@gmail.com